Một trong những giải pháp chăm sóc cây an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhiều bà con ưa chuộng là phân bón hữu cơ sinh học. Trong bài viết này, hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu rõ hơn về loại phân bón này cũng như một số lưu ý để sử dụng hiệu quả hơn.
Những điều cần biết về phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học là gì?
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón hữu cơ công nghiệp được chế biến chủ yếu từ các nguyên liệu tự nhiên. Chúng được xử lý lên men theo quy trình công nghiệp và bổ sung thêm một hoặc một số chủng vi sinh vật.
Có bao nhiêu loại phân hữu cơ sinh học?
Dựa theo công dụng, thành phần và hàm lượng mà phân hữu cơ sinh học được chia làm 7 loại như sau:
- Phân hữu cơ sinh học cố định đạm: Chứa các vi sinh vật có khả năng cố định các hợp chất nitơ khó hấp thu từ không khí sang dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Có hai dạng vi sinh vật: Vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố định đạm cộng sinh.
- Phân hữu cơ sinh học phân giải lân: Chứa vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất sang dạng lân dễ tan giúp cây hấp thu nhanh chóng
- Phân hữu cơ sinh học phân giải Kali, Silic: Loại phân này bổ sung các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa kali, silic,… giải phóng kali, silic dưới dạng ion để cây dễ hấp thu.
- Phân hữu cơ sinh học phân giải xenlulo: Cung cấp hệ vi sinh vật giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ khó tan có trong phần chuồng tươi hay xác bã thực vật,…
- Phân hữu cơ sinh học giúp ức chế vi sinh vật gây bệnh: Thông qua các vi sinh vật đối kháng, khắc chế, thiên địch, phân hữu cơ sinh học giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng.
- Phân giúp cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng vi lượng
- Phân bón sản xuất ra các chất kích thích sinh trưởng
Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học cung cấp hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, giúp cây ăn đủ chất, tăng sức đề kháng, chống chịu với thời tiết tốt hơn, đồng thời ức chế và kìm hãm sự tấn công của sâu, bệnh hại. Từ đó, giảm lượng thuốc BVTV cho cây giúp bà con tiết kiệm chi phí đầu tư.
Bên cạnh đó, phân hữu cơ sinh học thúc đẩy các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động mạnh mẽ, phân giải các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây hấp thu dưỡng chất nhanh chóng.
Ngoài ra, khi sử dụng loại phân này thường xuyên sẽ góp phần cải tạo đất, bổ sung lượng mùn lớn làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu.
Cách sử dụng phân hữu cơ sinh học hiệu quả
Cách sử dụng
Phân hữu cơ sinh học có thể được dùng để bón lót hoặc bón thúc.
- Bón lót: trộn phân với đất, đào rãnh xung quanh hoặc cho vào hố trồng, để cây có thể hấp thu kịp thời chất dinh dưỡng được phân giải trong suốt quá trình sinh trưởng.
- Phương pháp bón thúc có thể thực hiện như cách bón phân hữu cơ khoáng.
Lưu ý
Để sử dụng phân bón hữu cơ sinh học hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đúng phân: Mỗi loại phân bón có một hàm lượng chất hữu cơ sinh học riêng nên bạn cần dựa vào tình trạng của cây và đất để bón cho hợp lý
- Đúng lượng: Bón phân không nên dùng quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến dư hàm lượng dinh dưỡng hoặc không đủ để cây phát triển
- Đúng lúc: Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây đều có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nên tìm hiểu kỹ để bón phân đúng lúc.
- Đúng cách: Mỗi loại phân sẽ có cách bón khác nhau, bạn nên vận dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Hạn chế hết mức việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh ảnh hưởng đến các thành phần sinh học bên trong phân.
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và tình trạng đất mà bà con lựa chọn loại phân bón hữu cơ sinh học cho phù hợp. Bên cạnh đó, bà con cũng đừng quên những lưu ý mà Hoàng Ngưu Sơn đề cập ở trên để bón phân hiệu quả hơn nhé!