Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê năm 2019, diện tích đất trồng bị suy thoái tại Việt Nam đã lên đến hơn 1,3 triệu hecta. Đây là một con số biết nói phần nào cho thấy được hậu quả từ việc thiếu quan tâm đến các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Cùng tìm hiểu thêm các tác hại khi canh tác không hợp lý cũng như một số cách để cải thiện, “giải cứu” sức khỏe đất trồng.
3 tác hại khi không sử dụng biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
Tác hại vật lý
Những khu vực đất trồng bị lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học qua quá trình canh tác mà không có biện pháp cải tạo và bảo vệ đất lâu dần sẽ khiến cấu trúc đất biến đổi từ dạng tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn sang chai cứng, khô cằn, giảm khả năng trao đổi chất. Đất cạn kiệt dinh dưỡng, mất kết cấu tự nhiên khiến cho việc canh tác trở nên khó khăn, dễ xói mòn, năng suất kém, ảnh hưởng đến cả mùa màng lẫn hệ sinh thái.
Tác hại hóa học
Việc bón thúc quá nhiều hóa chất khi chưa trang bị kỹ kiến thức khoa học về đất trồng khiến đất bị ngộ độc. Đất thoái hóa thường mất cân đối dinh dưỡng như thừa lân, đạm, ô nhiễm kim loại nặng nhưng lại không đủ kali, nguyên tố vi lượng. Tình trạng đất như vậy càng canh tác càng mất cân bằng độ pH, không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Tác hại sinh học
Các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ có tác dụng rất nhanh nhưng hệ lụy là tiêu diệt cả hệ vi sinh vật tự nhiên của đất. Thoái hóa xảy ra khi lượng hại khuẩn trở nên nhiều hơn lợi khuẩn. Mầm bệnh ủ trong lòng đất thiếu vi khuẩn có ích kiềm chế sẽ gây ra những bệnh dịch nặng nề cho cây trồng trong tương lai.
Một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất hiệu quả
Dưới đây là những biện pháp cải tạo và bảo vệ đất đặc trưng bà con cần nắm rõ để xử lý đất trồng tại nhà sao cho phù hợp nhất:
Xen canh cây nông nghiệp với cây phân xanh
Trồng cây phân xanh cùng với cây nông nghiệp là biện pháp cải tạo và bảo vệ đất đơn giản vì giống cây này sinh trưởng nhanh, không cần chăm sóc nhiều.
Một số loại cây phân xanh phổ biến bao gồm keo dậu, điên điển, lục bình, dã quỳ hay các loại cây họ đậu. Rễ cây đâm sâu làm đất tơi xốp, lưu giữ liên kết dinh dưỡng. Nhờ độ che phủ tốt, cây phân xanh ngăn chặn cỏ dại tấn công đất cũng như giữ ẩm cho lớp đất phía dưới. Các loại cây họ đậu còn tổng hợp đạm tự nhiên cho đất trồng, hạn chế việc bón quá nhiều phân đạm hóa học, góp phần bảo vệ đất.
Phương pháp này áp dụng được cho hầu hết mọi loại đất, đặc biệt là vùng đất dốc dễ bị xói mòn, rửa trôi.
Cày nông, bừa sục, giữ ẩm và thay nước thường xuyên
Đây là một trong nhữngbiện pháp cải tạo và bảo vệ đất tốt nhất dành cho đất nhiễm phèn. Thay nước cho đất liên tục giúp rửa sạch lưu huỳnh, cân bằng độ pH. Việc cày nông sẽ bảo toàn cấu trúc các tầng đất, bừa sục tăng cường oxy trong đất. Nhờ vậy, đất hấp thụ khoáng chất tốt hơn, cung cấp đủ dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng sinh trưởng.
Bón vôi bột
Bà con nông dân thường bón vôi bột khi cải tạo đất nhằm tiêu diệt mầm bệnh, giảm độ chua hoặc rửa mặn cho đất. Vôi bột còn bổ sung thêm được một lượng Canxi nhất định cho đất. Biện pháp này được áp dụng tương đối rộng rãi do chi phí rẻ, nguồn nguyên liệu dễ kiếm.
Mặc dù khống chế tốt mầm bệnh, vôi bột cũng tiêu diệt luôn các lợi khuẩn trong đất. Bởi thế, cần bổ sung thêm một lượng vi sinh nhằm giúp đất màu mỡ hơn.
Ngoài ra, bà con có thể thay thế vôi bột bằng nước vôi trong.
Cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón lót bằng phân hữu cơ
Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất này làm tăng độ dày đất trồng. Đất tơi xốp, giảm chai cứng sẽ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng từ phân bón, nước và không khí hơn.
Sau khi đã cải thiện kết cấu đất, nên bón lót bằng các loại phân hữu cơ (phân chuồng hoại mục, phân xanh,…) thích hợp để đất giàu dinh dưỡng hơn. Hạn chế không dùng phân hóa học vì sẽ làm đất khô cứng, chai lì trở lại như đã nói ở trên.
Sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất
Ngoài những biện pháp cải tạo đất truyền thống như trên, bà con có thể sử dụng các dòng chế phẩm sinh học cải tạo đất. Những chế phẩm này cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cải tạo đất, tái tạo mùn, làm đất tơi xốp và màu mỡ hơn, đồng thời các chế phẩm vi sinh có khả năng giải độc đất bị ngộ độc hóa học, thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ và phân giải các chất hữu cơ khó tan thành chát dễ tan giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.
Hướng tới nông nghiệp hữu cơ an toàn, thuận tự nhiên, Hoàng Ngưu Sơn đã nghiên cứu, phát triển bộ giải pháp cải tạo và bảo vệ đất thân thiện với nhà nông, tốt cho đất trồng.
2 sản phẩm chính bao gồm EM vi sinh cải tạo đất Biomenca 1 và Khoáng chất cải tạo đất Haxenca 1. dùng được cho nhiều loại đất khác nhau, giúp cải tạo nền đất, tăng độ phì nhiêu, cân bằng hệ vi sinh vật, giải độc đất, tăng xúc tác để cây trao đổi và hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn. Đặc biệt, sản phẩm cải tạo đất Hoàng Ngưu Sơn có khả năng khống chế vi khuẩn, nấm bệnh nhưng không hề gây mất cân bằng hệ sinh thái đất. Do vậy, đây là một biện pháp thay thế tuyệt vời cho bón vôi bột vốn vẫn còn hạn chế.