Phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi thay thế cho các dòng phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp. Không chỉ có những lợi ích vượt trội đối với cây trồng mà loại phân bón này rất an toàn, thân thiện với con người, động vật và môi trường.
Thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và nắm vững cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả. Cùng Hoàng Ngưu Sơn giải mã tất tần tật về loại phân bón này ngay sau đây!
Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ vi sinh (phân hữu cơ vi sinh) được tạo thành bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu hữu cơ lên men với một hoặc một số chủng vi sinh vật có lợi theo tỷ lệ 15% chất hữu cơ và mật độ vi sinh vật ≥ 106 CFU/ml cho mỗi loại chủng vi sinh.
Những ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh hạn chế những tác hại do việc lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu gây ra.
Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng thiết yếu cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh tự nhiên, giảm sâu – nấm bệnh rõ rệt.
- Cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi sử dụng và tiêu dùng nông sản.
- Không triệt tiêu môi trường sống của sinh vật xung quanh.
Phân bón hữu cơ vi sinh thích hợp cho loại cây nào?
Loại phân bón này thích hợp cho tất cả các cây trồng, từ cây ăn quả đến rau màu, từ cây công nghiệp ngắn ngày đến lâu năm. Bởi lẽ, phân hữu cơ vi sinh chứa các chủng vi sinh vật có lợi cho đất, chuyển hóa và phân giải chất dinh dưỡng hiệu quả cho cây.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì bà con cần cân nhắc đến hai yếu tố: loại cây và thời điểm bón phân.
Ví dụ:
- Với loại cây ngắn ngày, nhanh thu hoạch thì nên sử dụng để bón lót. Nguyên do là bởi tác động chậm và ngấm từ từ của phân hữu cơ vi sinh sẽ tương ứng theo chu trình phát triển của cây.
- Với các loại cây trồng theo mùa vụ, cứ hết một vụ lại bón bổ sung. Mục đích của việc này là để “tiếp sức” cho vi sinh vật có lợi trong đất sinh sôi, làm màu mỡ cho đất.
Cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả
Bà con cần lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh nên hạn chế phân hóa học trong suốt quá trình chăm sóc cây.
Trước khi bón, cần đảm bảo duy trì độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước hoặc khi thời tiết mát mẻ, thường là nhiệt độ từ 18 độ C – 25 độ C.
Có 3 cách bón phân hiệu quả mà bà con có thể tham khảo để áp dụng ngay:
Xử lý hạt giống
Ngâm hạt giống với phân đã pha loãng trước khi gieo để loại bỏ một số mầm bệnh và giúp hạt giống khỏe hơn, có khả năng sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên, với hạt giống đã được ngâm hoặc xử lý qua bằng các loại thuốc trừ sâu, diệt nấm thì không sử dụng hình thức này.
Ngâm rễ cây
Tương tự như xử lý hạt giống, bà con vẫn có thể dùng loại phân này để ngâm rễ cây trước khi đem trồng.
Bằng cách hòa tan phân thành dung dịch, bà con tiếp tục cho ngâm hết phần rễ cây trong thời gian 6-24 tiếng.
Lưu ý hãy thực hiện mọi thao tác ở nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Thao tác ngâm rễ cây không phù hợp với các loại rễ cây cọc, cây ăn quả, không ngâm các bộ phận khác ngoài rễ.
Cách này cho phản ứng tốt nhưng khá mất thời gian và công sức của bà con.
Bón trực tiếp vào đất
Đây là hình thức phổ biến nhất, dễ áp dụng và cho hiệu quả cao. Phân hữu cơ vi sinh có thể bón trực tiếp xuống đất với 3 cách:
- Trộn chung với đất tơi xốp rồi rải trên mặt.
- Dùng để ủ với phân chuồng để làm bón lót.
- Pha với nước sạch rồi tưới xung quanh gốc cây.
Trên đây là cách hiểu và áp dụng phương pháp bón phân hữu cơ vi sinh hiệu quả vào canh tác nông nghiệp.
Những thông tin trên phù hợp cho trồng trọt hộ gia đình, trang trại quy mô nhỏ và lớn, hy vọng rằng có thể giúp bà con tăng hiệu quả sản xuất.
Mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ tới hotline 0388555522 để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết nên xem:
Đạm vi sinh là gì? Lợi ích của việc sử dụng đạm vi sinh