Ngày nay, do những tác hại khôn lường của việc lạm dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp khiến đất canh tác suy thoái, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng và môi trường ô nhiễm quá mức nên nhà nước đã và đang thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững và khuyến khích bà con canh tác theo hướng hữu cơ, thay các sản phẩm hóa học như phân bón tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật,… bằng các dòng chế phẩm sinh học. Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu kỹ hơn chế phẩm sinh học là gì và vai trò của nó đối với trồng trọt nhé!
Chế phẩm sinh học là gì?
Chế Phẩm: là sản phẩm do con người chế tạo ra.
Công nghệ sinh học: là một lĩnh vực sinh học rộng lớn, liên quan đến việc sử dụng các hệ thống sống và sinh vật để phát triển hoặc tạo ra các sản phẩm. Tùy thuộc vào các công cụ và ứng dụng, nó thường trùng lặp với các lĩnh vực khoa học liên quan. Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, công nghệ sinh học mở rộng bao gồm các ngành khoa học mới và đa dạng hơn. Thuật ngữ “Công nghệ sinh học” lần đầu tiên được sử dụng bởi “Karl Ereky” vào năm 1919, có nghĩa là sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu thô với sự trợ giúp của các sinh vật sống.
Chế phẩm sinh học: là sản phẩm của công nghệ sinh học do con người tạo ra.
Hiện tại, chế phẩm sinh học được ứng dụng trong nông nghiệp:
- Đối với trồng trọt: phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học,..
- Đối với chăn nuôi: Đệm lót sinh học, men ủ vi sinh,…
Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn được sử dụng để xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản, xử lý khí độc, bùn đáy,…; xử lý chất thải môi trường.
Thành phần cơ bản của chế phẩm sinh học bao gồm:
- Acid amin (đạm sinh học), vitamin có lợi
- Khoáng chất đa-trung-vi lượng: N, P, K, Fe, B, Ca, Mg,…
- Men hoạt tính sinh học
- Chủng vi sinh vật có lợi: vi khuẩn thuộc Bacillus, Lactobacillus, nấm đối kháng,…
Phân loại nhóm chế phẩm sinh học trong trồng trọt
Chế phẩm sinh học trong trồng trọt gồm 3 nhóm chính sau:
- Ứng dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh.
- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.
- Nhóm ứng dụng trong việc phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
Vai trò của chế phẩm sinh học trong trồng trọt
Phục hồi đất suy thoái, chai cứng, nghèo dinh dưỡng
Việc dùng phân bón hóa học liên tục qua nhiều năm khiến đất trở nên thoái hóa, bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
Thay thế bằng các dòng chế phẩm sinh học không chỉ cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất mà còn góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp giải độc đất bị ngộ độc hóa học, thuốc cỏ,…
Nâng cao sức đề kháng cho cây
Chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng đa – trung – vi lượng đầy đủ và cân đối giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, sức đề kháng tăng, cây chống chịu thời tiết khắc nghiệt tốt, đồng thời hạn chế sâu – nấm bệnh xâm nhập và tấn công.
Phòng trừ sâu – nấm bệnh gây hại
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học tuy tác dụng nhanh nhưng lạm dụng nhiều gây độc hại cho con người, động vật và môi trường xung quanh.
Việc thay thế dần những sản phẩm này bằng chế phẩm sinh học không chỉ góp phần vào công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng mà còn an toàn, không cần cách ly sau khi sử dụng.
Phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững
Chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây, lá cây, gốc cây,…. thành các chất hữu cơ giàu dinh dưỡng, dùng làm bón lót, bón thúc cho cây trồng, góp phần làm sạch môi trường.
Nhìn chung, hiện nay, các dòng chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt. Rất nhiều công ty nghiên cứu, sản xuất và phân phối loại sản phẩm này.
Tuy nhiên, bà con cần lựa chọn kỹ những đơn vị uy tín trên thị trường để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ tới hotline 0388 555 522 để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết nên xem:
Chế phẩm sinh học EM và những ứng dụng vượt trội trong nông nghiệp