Cách ươm hạt dưa lưới là kỹ thuật đầu tiên bà con cần biết trước khi vào vụ. Cây dưa lưới rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh nên cây con được ươm đúng hướng dẫn, khỏe mạnh sẽ góp phần đảm bảo sản lượng thu hoạch tốt hơn.
Mục lục
Xử lý hạt giống dưa lưới trước khi ươm
Chọn giống
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống dưa lưới khác nhau. Bước đầu tiên trong cách ươm hạt dưa lưới là chọn giống thích hợp với điều kiện thời tiết, vùng miền, nhu cầu canh tác, mục tiêu kinh doanh.
Nên chọn hạt giống F1, đã được tuyển lựa và xử lý. Cây con khi lớn lên sẽ có năng suất tốt,khả năng kháng sâu bệnh cao hơn.
Hầu hết trên bao bì hạt giống đều ghi tỷ lệ nảy mầm trên 80%. Tuy nhiên, thực tế sẽ nhiều hoặc ít hơn, phụ thuộc khá nhiều vào các bước ươm hạt dưa lưới bà con thực hiện tiếp theo.
Ngâm ủ
Hạt giống F1 có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Nhưng nếu có thời gian, bà con nên ngâm hạt, giúp kích thích nảy mầm tốt và nhanh hơn.
Nước ngâm hạt là nước ấm khoảng 30 – 40 độ C từ 4 – 6 tiếng. Trong trường hợp không có nhiệt kế, chế nước theo tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh.
Khi ngâm đủ, vớt hạt ra và bọc ủ trong khăn ẩm, để ở nơi không có ánh nắng mặt trời. Sau 2-3 ngày, kiểm tra, chọn những hạt đã nứt nanh khoảng 1cm đem gieo.
Lưu ý:
- Khi ủ hạt, vẫn cần bổ sung độ ẩm bằng cách xịt nước phun sương. Hạt quá khô sẽ cản trở quá trình nảy mầm.
- Ủ đủ thời gian mà hạt không nảy mầm có thể do đã hỏng hoặc bị ủng. Bỏ những hạt hỏng, chỉ gieo những hạt lên mầm.
Cách ươm hạt dưa lưới
Chuẩn bị dụng cụ ươm hạt dưa lưới
Các dụng cụ cần thiết để ươm hạt dưa lưới bao gồm: khay ươm, giá thể, phân bón.
- Khay ươm: Có thể dùng khay xốp hoặc khay nhựa chia lỗ, số lỗ phụ thuộc vào lượng hạt gieo trồng. Nếu không dùng khay, bà con thay thế bằng cốc nhựa hoặc túi bầu đựng giá thể.
- Giá thể: giá thể ươm hạt dưa lưới phải tơi xốp, thoát nước tốt. Có thể dùng giá thể trộn từ đất tribat, mùn dừa, tro trấu tỉ lệ 6:3:1.
- Phân bón: Trộn 1 lượng nhỏ phân trùn quế hoặc phân hữu cơ cho giá thể để cây con có dinh dưỡng nảy mầm tốt hơn.
Gieo hạt
Cách ươm hạt dưa lưới vào khay hoặc bầu giá thể như sau:
- Dùng tay tạo lỗ sâu khoảng 1cm trên mặt giá thể. Đưa hạt giống đã nứt nanh vào lỗ, mỗi lỗ hoặc mỗi ô chỉ gieo 1 hạt.
- Lấp giá thể lên hạt, phun nước giữ ẩm. Hàng ngày kiểm tra độ ẩm của giá thể, đảm bảo đủ nước cho hạt nảy mầm.
- Để khay/bầu ươm ở nơi thoáng mát, đón nắng mặt trời. Xung quanh khu vực ươm hạt cần có lưới hoặc màng chắn ngăn côn trùng, sâu bệnh.
- Sau 7 – 10 ngày là cây con sẽ nảy mầm. Khi cây lên 2-3 lá mầm chính, xanh tươi, không dị tật thì có thể chuyển sang vườn trồng.
Chăm sóc và trồng cây con
Cách trồng cây con
Thời điểm thích hợp để đưa cây con từ bầu ươm sang vườn trồng là buổi chiều, trời mát mẻ, không nắng gắt. Khoảng cách trồng dưa lưới lý tưởng nhất là cây cách cây 50cm.
Trước khi trồng cây con, bà con cần xử lý đất thật kỹ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Đặc biệt, sử dụng các chế phẩm sinh học hữu cơ như EM vi sinh Biomenca, Khoáng chất cho đất Hanxenca sẽ an toàn và cân bằng sinh thái đất bền vững hơn.
Có thể giữ lại 10% số cây con tại vườn ươm để trồng dặm trong trường hợp có cây chết, nhiễm bệnh, phát triển không tốt.
Cách chăm sóc cây con
Cây dưa lưới con vừa trồng xong cần được tưới nước ngay để hồi phục. Sau đó, mỗi ngày tưới 2 lần, tăng giảm lượng tưới dựa trên thời tiết, đảm bảo độ ẩm đất 70-80% cho cây sinh trưởng hiệu quả.
Các giai đoạn phát triển tiếp theo của cây như sau:
- Giai đoạn tăng trưởng: 10 – 25 ngày sau trồng. Cây phát triển thân leo, tua cuốn, ra chồi mạnh, bắt đầu có hoa.
- Giai đoạn thụ phấn: 26 – 32 ngày sau trồng. Hoa cái nở, thụ phấn diễn ra và tạo quả non.
- Giai đoạn nuôi quả: 33 – 55 ngày sau trồng. Quả dưa non lớn nhanh nên nhà vườn cần chọn trái và tỉa bớt những trái nhỏ, xấu đi.
- Giai đoạn tạo ngọt: từ 55 ngày sau trồng cho đến khi quả chín. Bề mặt quả hình thành lưới, ban đầu thưa rồi dày dần lên.
Mỗi giai đoạn phát triển và tùy theo hình thức canh tác, cây dưa lưới sẽ cần một chế độ chăm sóc, phân bón khác nhau.
Tham khảo thêm:
- Cách trồng dưa lưới trên sân thượng ngọt tươm mật
- Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời cho năng suất cao
- Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng chi tiết nhất.
Trong bài viết trên, Hoàng Ngưu Sơn đã tổng hợp quy trình và những lưu ý về cách ươm hạt dưa lưới để bà con khởi động vụ mùa mới thật suôn sẻ. Bà con cần hỗ trợ thêm về kỹ thuật trồng dưa lưới nói riêng, hay kiến thức nông nghiệp nói chung, vui lòng liên hệ hotline Hoàng Ngưu Sơn 0388 555 522.
Rất vui được đồng hành cùng bà con đón những mùa vàng bội thu!