Tại Việt Nam, có nhiều kỹ thuật trồng dưa lưới được áp dụng như thủy canh, trồng bằng giá thể, trồng tại ruộng. Tuy nhiên, trồng dưa lưới nhà màng là một trong những kỹ thuật được đánh giá cao nhất về hiệu quả năng suất.

Vì nhiều bà con còn chưa thực sự quen thuộc với quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà màng, nên hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Kỹ thuật trồng dưa lướiMô hình nhà màng trồng dưa lưới mang lại nhiều giá trị kinh tế(ảnh: sưu tầm)

Chọn thời vụ

Khí hậu miền Nam nhiều nắng, ấm áp, chỉ có 2 mùa khô và mùa mưa, lý tưởng để trồng dưa lưới quanh năm.

Miền Bắc dù có nhiều bất lợi hơn về thời tiết, nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật vẫn trồng được. Có 2 vụ chính bà con nông dân miền Bắc nên lựa chọn là vụ Xuân Hè tháng 3-4 và vụ Thu tháng 9-10.

Xử lý nhà màng

Nhà màng trồng dưa lưới cần tuân thủ mô hình chuẩn, có 1 mái cố định và 2 cửa thông gió tự nhiên. Màng bọc bằng chất liệu Polymer, có lưới mặt cáo quy cách 64 lỗ/cm3 ngăn côn trùng phá hại.

Trước khi đưa cây con vào trồng từ 10-15 ngày, tiến hành khử trùng toàn bộ nhà màng, vệ sinh máng nước cẩn thận, tránh nấm bệnh.

Kiểm tra hệ thống tưới, đảm bảo nguồn nước sạch. Hệ thống dẫn và các máy bơm phải hoạt động tốt.

Ươm cây con

Chọn hạt giống và gieo vào khay lỗ, tỷ lệ 1 hạt 1 lỗ, hàng ngày tưới nước giữ ẩm. Giữ khay ươm trong nhà có màng chắn côn trùng cho đến khi nảy mầm.

Khi hạt nảy mầm 1 lá thật, phun phân bón lá cho cây con cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Sau 10-15 ngày, cây dưa con ra 2 lá thật, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không dị tật thì xuất vườn.

Xử lý giá thể

Kỹ thuật trồng dưa lưới Cây dưa lưới con được ươm trồng trong túi giá thể PE (ảnh: sưu tầm)

Giá thể trồng dưa lưới trong nhà màng phối trộn bằng mụn xơ dừa, tro trấu và phân trùn quế theo tỷ lệ 7:3:2. 

Bà con ngâm xả xơ dừa thật kỹ khử chát, thời gian 7-10 ngày. Trong khi đó, xử lý phân trùn quế cho sạch nấm bệnh bằng chế phẩm Trichoderma hoặc EM vi sinh. 

Khi xử lý xong, kiểm tra độ thông thoáng, tơi xốp của giá thể rồi đưa vào các túi nilon hoặc liếp trồng tại nhà màng. 

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Tùy hình thức trồng tại nhà màng mà kỹ thuật trồng dưa lưới khi có khác biệt:

Trồng trong bầu/túi PE:

Trồng trên máng/liếp:

Khi chuyển cây con sang bầu, thực hiện vào lúc trời mát mẻ. Kỹ thuật trồng dưa lưới chuẩn là khoảng cách từ lá mầm đến bề mặt giá thể chỉ 1-2cm. Không để khoảng cách quá cao làm cây dễ ngã gãy, hoặc quá thấp khiến cây dễ úng.

Tưới nước và phân bón

PH nước tưới cho cây dưa lưới nên từ 6-7, tốt nhất là nguồn nước sạch.

Trong quá trình cây phát triển, bổ sung các loại phân bón đa vi lượng như K, N, P, S, Ca, Mg. Nếu trồng dưa lưới nhà màng theo hướng hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học hữu cơ như đạm cá amino, EM vi sinh Biomenca, khoáng chất Haxenca.

Những lưu ý khi chăm sóc dưa lưới trồng nhà màng

Kỹ thuật trồng dưa lướiTreo dưa lưới khi đậu quả để tránh thối hỏng, dễ chăm sóc

Treo cây

Khi cây cao khoảng 50cm (thường sau 10 ngày trồng) và ổn định, bà con treo cây cố định để tránh phần dây leo tiếp đất bị nấm bệnh.

Lấy dây buộc quanh từng gốc cây dưa lưới, hàng ngày kiểm tra và quấn ngọn dưa theo dây buộc. Mỗi cây có 1 dây treo riêng, chịu lực tốt.

Cắt tỉa

Cắt tỉa toàn bộ các cành chính từ nách lá 1 đến nách lá 9, chỉ giữ lại cành chính từ nách lá thứ 10. Các cành mang trái giữ lại 2 lá thật đầu tiên, các cành không có trái cắt bỏ.

Khi cây được 25 lá, nhà vườn bấm ngọn thân chính để cây tập trung nuôi quả.

Khi cây ra quả khoảng 2cm, nếu quá nhiều quả thì phải tỉa bớt, chỉ giữ lại nhưng quả tốt nhất. Thông thường, các quả giữ lại phân bổ từ nách lá 15 – 25.

Thụ phấn

Có thể thụ phấn thủ công hoặc thụ phấn bằng ong mật:

Thụ phấn bằng ong: khi cây ra hoa cái thì thả ong vào nhà màng. Mỗi 1000m2 thả 2 tổ, lúc thả thời tiết mát mẻ, cây khỏe mạnh.

Thụ phấn thủ công: Tiến hành thụ phấn lúc 9 giờ sáng, làm liên tục trong vòng 7 ngày cho đến khi các cây đều đậu trái. Kỹ thuật thụ phấn đúng là dùng phấn hoa đực chụp lên nhụy hoa cái, làm thật nhẹ nhàng tránh gãy hoa.

Phòng ngừa sâu bệnh

Cây dưa lưới trồng trong nhà màng thường gặp các bệnh như giả sương mai, xì mủ, phấn trắng, bọ trĩ, rệp, rầy mềm. Sử dụng các loại thuốc phòng trừ sinh học an toàn hoặc bẫy vật lý để xử lý. 

Nếu có cây biểu hiện bệnh, cần nhanh chóng cách ly, phun phòng và trị ngay lập tức.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đảm bảo năng suất tốt nhất. Bà con có thể áp dụng tại nhà màng với hệ thống tưới thường hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt theo chuẩn mô hình VIETGAP. 

Nếu cần được tư vấn thêm về các loại chế phẩm hữu cơ cung cấp dinh dưỡng, phòng trừ nấm bệnh cho nhà màng trồng dưa lưới, bà con vui lòng liên hệ hotline Hoàng Ngưu Sơn 0388 555 522 .