Các loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây có múi và cách phòng trừ hiệu quả

Sâu bệnh hại trên cây có múi

Sâu bệnh hại trên cây có múi là mối quan tâm lớn nhất của bà con nông dân khi canh tác loại cây này. Không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng nông sản mà còn gây tổn thất nặng nề về chi phí. Chính vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh cần được triển khai ngay lập tức. Vậy làm sao để có thể nhận biết và phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh hại trên cây có múi? Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Các loại sâu bệnh hại trên cây có múi phổ biến

Côn trùng hại cây 

Rệp sáp

1. Đặc điểm: Đây là côn trùng gây hại cây có múi phổ biến. Có hai loại: rệp sáp dính và rệp sáp bông.

  • Rệp sáp dính nhỏ, dẹp, hình bầu dục và có một lớp vảy màu đỏ bao trùm cơ thể. Con đực không có cánh, con cái có cánh.
  • Rệp sáp bông có chiều ngang cơ thể khoảng 0,7 mm – 3 mm, chiều dài là 0,5mm – 4mm, cơ thể phù đầy một lớp màu trắng như bông.

2. Tác hại của rệp sáp:

Cả ấu trùng và thành trùng của rệp sáp đều sinh trưởng dựa vào việc chích hút nhựa trên lá, thân, cành, trái và cuống trái. Chúng gây hại trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây khi lá, cành bị rụng hoặc khô chết rất có thể dẫn đến trái bị rụng, phát triển kém, mất ngoại hình trái do biến màu ảnh hưởng đến đầu ra.

rệp sáp sâu bệnh hại cây có múiẢnh: Sưu tầm

Bọ trĩ

1.  Đặc điểm:

Ấu trùng có thân nhỏ, trong suốt khi thành trùng có màu từ vàng nhạt đến cam, chiều dài từ 0,1-0,2 mm, cánh hẹp.

2. Tác hại của bọ trĩ:

Đây là loại côn trùng gây hại phổ biến nhất trên cây có múi, chúng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết nóng, hanh khô.

Bọ trĩ hút chích nhựa cây làm đọt non bị chết khô, lá xoăn vàng, làm rụng hoa, trái không phát triển khiến chất lượng nông sản giảm mạnh.

Sâu đục trái

1. Đặc điểm: Tên khoa học: Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera

  • Giai đoạn trứng: mới đẻ có màu trắng đục, lúc sắp nở có màu cam đỏ, kích thước 1,25 x 1 mm, thời gian ủ trứng 5-7 ngày.
  • Giai đoạn ấu trùng: thân màu vàng nhạt, đầu màu nâu đen, càng lớn màu càng đỏ đậm hơn.
  • Giai đoạn nhộng:  thân màu nâu đậm, dài 10mm – 13 mm, giai đoạn này kéo dài 7 – 10 ngày.
  • Giai đoạn thành trùng: thân dài khoảng 9mm – 12mm, màu nâu xám, có dạng như bươm bướm, bắt đầu đẻ trứng sau khi hóa thành sâu bọ 2 ngày, đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban đêm, thời gian sống khoảng 6-7 ngày.

2. Tác hại của sâu đục trái: 

Sâu đục trái gây hại ở tất cả giai đoạn phát triển của cây. Với dạng ấu trùng mới nở sẽ đục thẳng vào phần vỏ trái và liên tục đục dần vào trong, tạo điều kiện cho nấm bệnh, ruồi nhặng sinh trưởng làm thối quả và rụng sớm, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.

Sâu đục trái Ảnh: Sưu tầm

Nhện

1. Đặc điểm:

  • Nhện đỏ khi trưởng thành dài khoảng 0,35mm và có màu đỏ sẫm. 
  • Chúng phát triển rất nhanh ở nhiệt độ dưới 35 độ, đặc biệt là khi không khí có độ ẩm thấp. 
  • Loài này sinh sản cực nhanh, một con nhện đỏ có thể sinh ra hàng nghìn con chỉ trong vòng từ 10 đến 15 ngày.

2. Tác hại của nhện:

Ăn biểu bì và hút chích mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi khiến lá chuyển sang vàng. Nhện đỏ tấn công chồi non, khiến cây chậm lớn, còi cọc. Giai đoạn cây đậu quả, nhện đỏ xuất hiện làm quả bị vàng, khô sạm và nứt ra khi lớn, không thể ăn được. Ngoài ra, nó còn truyền bệnh virus nguy hiểm cho cây.

Các loại bệnh do nấm gây hại 

Bệnh thán thư

  • Nguyên nhân: do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
  • Biểu hiện chính của bệnh: xuất hiện tình trạng vết màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Khi xuất hiện trên trái, bệnh thường tạo thành những đốm nhỏ, tròn, màu vàng nhạt sau lớn và chuyển dần sang nâu đậm, vết bệnh làm trái có tình trạng lõm vào hoặc nứt ra, trên vết bệnh thường có vòng tròn đồng tâm mang bào tử nấm màu đen.

Bệnh ghẻ lõm

  • Tác nhân gây bệnh: nấm Phyllosticta citricarpa 
  • Trái có thể nhiễm bệnh sớm từ giai đoạn đầu nhưng sẽ biểu hiện rõ nhất khi chín hoặc đã đạt được kích thước tối đa. Biểu hiện thường gặp trên lá cây là những vết bệnh với dạng chấm nhỏ màu nâu hơi lõm, về sau khi lớn dần thường có viền màu nâu đậm, bên trong có màu trắng xám trông như màu tro giấy, thường có quầng vàng ngăn giữa vết bệnh và mô lá khỏe.

Bệnh vàng lá thối rễ

  • Tác nhân gây bệnh: nấm Fusarium solani 
  • Bệnh thường gặp nhất vào mùa mưa hay trên những vùng đất thường xuyên bị ngập nước. Biểu hiện ban đầu thường thấy khi cây mới nhiễm bệnh là lá cây vẫn xanh nhưng gân lá vàng nhạt, phiến lá ngả sang vàng cam, lá dễ rụng, chất lượng trái giảm sút và sẽ gây chết cây nếu  không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, khi lá bị tổn thương cũng là thời điểm rễ cây có thể đã bị thối và sẽ lan dần vào trong từ chóp rễ. Cây sẽ mất khả năng hút nước, dẫn đến cành cây bị chết khô.

CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH VÀNG LÁ TRÊN CÂY BƯỞI - TATADU VIỆT NAMẢnh: Sưu tầm

Bệnh vàng lá gân xanh

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn tấn công mạch dẫn của cây, lây lan do rầy chống cánh.
  • Biểu hiện của bệnh: Bệnh thường gây ra ở cành, lá, quả và ở rễ cây.  Khi cây bị bệnh, thường thấy phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi

  • Giai đoạn chọn giống: Nên lựa chọn các loại giống đảm bảo chất lượng tại các cơ sở uy tín.
  • Thiết kế vườn cao, có khả năng thoát nước tốt, thường xuyên nhỏ cỏ tạo sự thông thoáng cho vườn.
  • Kết hợp phương pháp tỉa cành, tạo hình cho cây từ khi còn nhỏ, thường xuyên kiểm tra loại bỏ nhánh hoặc cây mang bệnh.
  • Luôn tiến hành xử lý và cải tạo đất trước khi vào vụ mới. 
  • Sử dụng các sản phẩm phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ để tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây ngăn ngừa vi khuẩn, nấm bệnh và chống chịu được sự tấn công của côn trùng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc BVTV, thuốc trừ sâu. Để không mua phải hàng giả, hàng nhái, bà con nên tìm đến các cơ sở vật tư nông nghiệp, công ty uy tín hoặc tham khảo ngay bộ đôi chế phẩm trừ sâu vi sinh Biomenca 1và trừ nấm vi sinh Biomenca 1 của Hoàng Ngưu Sơn.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới hotline 0388555522 để được hỗ trợ kịp thời.

Hoàng Ngưu Sơn

Bài viết nên xem: 

Bài viết mới
Bài liên quan
Get The Latest Updates

Subscribe To Our Weekly Newsletter

No spam, notifications only about new products, updates.

Đăng ký làm đại lý

Hoàng Ngưu Sơn tự hào là một trong những thương hiệu tốt nhất thị trường hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, phân phối và tiêu dùng Chế Phẩm Sinh Học Hữu Cơ. Chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ lớn từ chính bà con nhân dân khắp nước. Để mở rộng thị trường, Hoàng Ngưu Sơn chính thức tuyển đại lý phân bón trên toàn quốc

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn. Hãy đăng ký nhận bản tin