Việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất trồng trọt là một phương án thiết yếu giúp xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Về lâu dài khi bà con lựa chọn và sử dụng loại phân này còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế như: tiết kiệm được chi phí đầu tư phân bón, cải tạo đất, tăng chất lượng nông sản…. Ngoài những ưu điểm trên, bà con nên nắm rõ những nhược điểm của phân bón hữu cơ để có biện pháp sử dụng hợp lý. Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn giải đáp thêm về những ưu – nhược điểm của phân hữu cơ trong nông nghiệp và một số lưu ý cần tránh trong quá trình sử dụng để mang lại được hiệu quả tối ưu nhất.
Ưu điểm của phân hữu cơ trong nông nghiệp
Ảnh: Sưu tầm
Bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
Phân bón hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cần thiết cho cây trồng, nuôi dưỡng cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
Cải thiện chất lượng đất
Các dưỡng chất trong phân bón hữu cơ tác động lên cấu trúc đất, cải tạo đất, tái tạo mùn và làm đất tơi xốp, phì nhiêu hơn.
Lớp mùn bên trong phân bón hữu cơ còn góp phần tăng tính ổn định trên đất giảm thiểu tình trạng xói mòn. Đồng thời, giúp cân bằng độ pH và không làm chua đất như phân bón hóa học.
Tạo môi trường thích hợp để phát triển vi sinh vật có lợi trong đất
Nhờ vào các hợp chất dinh dưỡng trong loại phân này góp phần nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đất như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali,… có ích cho quá trình phát triển của cây trồng và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.
Tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón
Tận dụng nguồn chất thải sinh hoạt như rác nhà bếp, chất thải từ động vật, mùn cưa, lá cây,…bà con có thể tạo ra nguồn phân bón giàu dinh dưỡng thông qua quá trình ủ phân để bón cho cây trồng thay phân bón hóa học. Việc này giúp bà con tiết kiệm được một số chi phí đầu tư cho phân bón.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Khác với phân bón hóa học, quá trình phân hủy của phân bón hữu cơ trên đất diễn ra dễ dàng và không gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, khi được phân hủy, dòng phân này sẽ ngấm vào đất và làm tăng kết cấu đất, giúp môi trường đất trở thành “một bộ máy lọc thông minh” chọn lọc các tạp chất nhằm bảo vệ an toàn cho môi trường sống của con người và cây cối xung quanh.
Nhược điểm của phân bón hữu cơ trong nông nghiệp
Hàm lượng dinh dưỡng không cao
So với phân bón hữu cơ vi sinh thì phân truyền thống (phân xanh, phân chuồng, phân rác,..) thường có hàm lượng dinh dưỡng không cao. Khi sử dụng sẽ cần số lượng lớn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
Phân giải chất dinh dưỡng chậm
Chất dinh dưỡng trong loại phân này sẽ được phân giải từ từ, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ là một nhược điểm do quá trình phân giải dinh dưỡng chậm cần ít nhất từ 1 – 2 tuần cây mới có thể hấp thụ được. Nên nếu trong tình trạng cây thiếu hụt dinh dưỡng nhiều, phân bón hữu cơ sẽ không phải là lựa chọn tối ưu nhất.
Nhiều nấm bệnh và tạp chất nếu xử lý không kỹ
Trong phân chuồng tươi (phân bò, phân gà,..) vẫn còn sót lại các độc tố như chất kích thích,thuốc sát trùng,… và chứa một số loại nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh nên trước khi sử dụng làm bón lót bà con nên xử lý kỹ bằng cách ủ phân với các dòng chế phẩm vi sinh vật để hạn chế việc xót đất và giảm nấm bệnh cho cây.
Một số lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ
- Cần tham khảo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia nông nghiệp trước khi sử dụng.
- Lưu ý về liều lượng sử dụng đối với các loại phân có nhiều đạm.
- Lựa chọn doanh nghiệp phân phối và bán hàng uy tín, tránh trường hợp mua những sản phẩm kém chất lượng.
- Ưu tiên lựa chọn những loại phân tan chậm nhằm giảm thiểu tình trạng thất thoát dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường.
Qua những thông tin chia sẻ trên, mong rằng bà con đã có thể nắm được những kiến thức liên quan đến ưu – nhược điểm và các lưu ý quan trọng khi sử dụng phân bón hữu cơ cho quá trình canh tác nông nghiệp. Ngoài những sản phẩm phân truyền thống có thể làm tại nhà, bà con có thể tham khảo thêm các sản phẩm uy tín và chất lượng của Hoàng Ngưu Sơn.
Mọi thắc mắc vui lòng gọi ngay tới hotline 0388 555 522 để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết nên xem: