Bà con trồng dứa thường phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng như nấm bệnh, sâu hại gây thối thân, thối rễ, hỏng trái. Để phòng trừ, việc xử lý đất thật kỹ trước mỗi vụ là vô cùng cần thiết. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bà con chi tiết quy trình cải tạo đất trồng dứa khoa học nhất. Đặc biệt, phương pháp sử dụng toàn bộ chế phẩm sinh học hữu cơ đảm bảo an toàn, tốt cho cả đất và cây trồng.
Tại sao nên cải tạo đất trồng dứa?
Thứ nhất, việc trồng dứa liên tục nhiều năm khiến đất trở nên chai cứng, thoái hóa, không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho cây trong những mùa vụ tiếp theo.
Thứ hai, sử dụng phân bón vô cơ thường xuyên dẫn đến tình trạng đất chua, phèn mặn, đát ngộ độc, cây không phát triển, còi cọc.
Thứ ba, thời tiết bất lợi là điều kiện thích hợp cho các loại nấm, sâu bệnh sinh sôi và phát triển mạnh, đặc biệt các loại nấm bệnh trong đất, chúng xâm hại và tấn công vào bộ rễ làm rễ bị thối khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng ở cây trở nên khó khăn.
Chính vì vậy, hàng năm cần chú ý thực hiện các quy trình cải tạo đất để tạo ra môi trường đất lý tưởng giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Quy trình cải tạo đất trồng dứa chi tiết
Xử lý tàn dư
Quy trình cải tạo đất trồng dứa phải được thực hiện ít nhất 2 tháng trước khi vào vụ mới. Bởi vậy, ngay khi thu hoạch xong, bà con cần thu bỏ túi/màng nilon để bước vào công đoạn xử lý tàn dư.
Tiếp theo, tiến hành dọn dẹp sạch bãi, bỏ toàn bộ thân lá dứa trên ruộng. Công việc này tương đối khó khăn do khối lượng của xác dứa khá lớn, không dễ xử lý như các loại rau màu, dây leo. Bà con có thể dùng dao băm, hoặc máy bừa có răng hỗ trợ. Phần tàn dư sẽ thu gom lại để làm phân bón hữu cơ bằng cách ủ chung với các chế phẩm men vi sinh có khả năng tạo mùn, phân giải xenlulozơ.
Bón lót
Sau khi dọn sạch tàn dư mùa cũ, bà con sẽ bón lót để cung cấp thêm dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi cho đất. Công đoạn này diễn ra trước khi phay phẳng và đánh luống. Có 2 biện pháp bón lót tùy theo mong muốn canh tác cũng như điều kiện thực tế:
- Bón lót bằng phân tổng hợp: Các loại phân tổng hợp có thể dùng là NPK 15-15-15 hoặc 12-8-12. Với nhóm phân này, trung bình bón khoảng 2 tạ cho 1 vạn chồi hoặc nhà vườn tự áp dụng dựa trên kinh nghiệm của mình.
- Bón lót bằng phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ được ủ từ xác dứa, phân chuồng hoại mục hoặc phân gà Nhật. Liều lượng sử dụng sẽ tùy theo từng loại, thông thường 1 vạn chồi cần 4m3 phân chuồng hoặc 3 tạ phân gà.
Trong 2 phương thức trên, bón lót bằng phân hữu cơ là biện pháp được các chuyên gia nông nghiệp khuyên dùng bởi duy trì được cân bằng sinh thái đất, không ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như liên kết dinh dưỡng tự nhiên của đất đai. Do đó, bà con nên cân nhắc sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng các chất hóa học trong quy trình cải tạo đất trồng dứa để bảo tồn kết cấu đất lâu dài, tạo môi trường lý tưởng cho cây dứa phát triển, duy trì nguồn sinh kế nông nghiệp bền vững.
Ngoài bón lót bằng phân, cây dứa khá nhạy cảm với độ chua của đất nên cũng cần chú ý đến cân bằng độ pH. Nếu đất quá chua, cần phải thêm khoáng chất hoặc vi sinh vật có khả năng cải thiện độ pH hoặc bón vôi bột.
Lưu ý, vôi bột khử chua nhưng cũng tiêu diệt lợi khuẩn trong đất nên cần bón vôi trước khi bón lót phân hữu cơ khoảng 20-30 ngày. Nếu tìm được dòng chế phẩm vi sinh vật có khả năng xử lý pH đất thì sẽ là phương án hoàn hảo cho quy trình cải tạo đất trồng dứa.
Hướng dẫn cải tạo đất trồng dứa bằng chế phẩm vi sinh
Với mong muốn mang đến cho nhà nông quy trình cải tạo đất trồng dứa hoàn thiện nhất mà không cần lạm dụng hóa học, Hoàng Ngưu Sơn giới thiệu bộ 3 chế phẩm sinh học chuyên dùng cho xử lý đất bao gồm: Khoáng chất cho đất Haxenca 1, EM Vi sinh cải tạo đất Biomenca 1
Dưới đây là cách dùng cụ thể để bà con tham khảo và áp dụng cho vườn dứa tại nhà.
Hướng dẫn cách dùng, liều lượng chi tiết:
Bước xử lý tàn dư
- Sau khi đã thu gom, làm nhỏ xác dứa, phun đồng thời 2 chế phẩm Khoáng chất Haxenca 1 và Vi sinh Biomenca 1 với tỉ lệ: 2 lít vi sinh + 1kg khoáng pha với 220 lít nước.
- Dùng máy cày úp lại và đợi ít nhất 10 – 15 ngày, sau đó chuyển sang bón lót.
Bước bón lót
Ở bước này, để cung cấp tối đa dinh dưỡng cho cây tăng sức bật, phát triển khỏe mạnh và chống chọi tốt với thời tiết, bà con dùng 2 chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn kể trên và bổ sung thêm Đạm cá – dinh dưỡng cho cây dứa Nutenca 1
- Liều lượng: 1 lít vi sinh + 2 lít đạm cá + 3kg khoáng pha kết hợp trong 440 lít nước.
- Tưới lên đất trước khi phay phẳng đất
- Có thể trộn với phân
Công dụng
Bộ giải pháp cải tạo đất của Hoàng Ngưu Sơn đem lại những công dụng hữu ích cho đất đai nói chung và đất trồng cây dứa nói riêng:
- Bổ sung vi sinh vật có lợi giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và phân giải xenlulozơ, tạo mùn hữu cơ, gia tăng dinh dưỡng đất.
- Khống chế mầm bệnh, nấm hại tồn dư trong đất và xác dứa., tiêu biểu như những loại nấm ảnh hưởng xấu đến thân, lá, quả dứa như Phytophthora, Erwinia carotovora hay Thielaviopsis paradoxa.
- Bảo vệ bộ rễ để cây khỏe, hấp thụ khoáng chất tốt, tăng đề kháng trước dịch hại, thời tiết xấu.
- Tạo môi trường sinh trưởng tốt, giảm hiện tượng cây bị thoái hóa, nhờ đó gia tăng chất lượng quả, kéo dài thời gian thu hoạch.
Trên đây là quy trình cải tạo đất trồng dứa đơn giản, tiết kiệm chi phí, bà con có thể tham khảo và áp dụng cho vườn dứa nhà mình để có vườn dứa tốt, ít sâu bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.