Quy trình cải tạo đất trồng cây ăn quả đúng kỹ thuật

cách cải tạo đất trồng cây ăn quả

Qua mỗi vụ canh tác, đất sẽ trở nên kém năng suất hơn do mất đi một lượng dinh dưỡng nhất định nuôi cây, ngoài ra sử dụng phân hóa học nhiều khiến đất chai cứng, bạc màu. Nếu không nhanh chóng cải tạo trước khi vào vụ mới, hiệu quả kinh tế sẽ sụt giảm, đặc biệt là đối với cây ăn quả. Cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu lí do tại sao nên cải tạo đất trồng cây ăn quả cũng như quy trình cải tạo đất đúng kỹ thuật dưới bài viết này nhé!

Tại sao nên thường xuyên cải tạo đất trồng cây ăn quả?

Theo báo nông nghiệp chỉ ra rằng, đất vườn cây ăn trái lâu năm đã có những biểu hiện suy thoái như sau:

  • Sụt giảm chất hữu cơ trong đất.
  • Đất bị nén dẽ.
  • Lớp đất mặt và dưỡng chất bị rửa trôi.
  • Đất có pH thấp.
  • Đất bị mặn hóa do phân hóa học.
  • Nấm bệnh trong đất phát triển mạnh.

Nếu để tình trạng này thường xuyên tiếp dẫn sẽ dẫn đến những hậu quả như: Cây chậm phát triển, suy yếu, thậm chí là chết, dịch bệnh hại trên cây hoành hành không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ mà còn gây thiệt hại lớn về chi phí và công sức.

Chính vì vậy, việc cải tạo đất trồng cây ăn quả là rất cần thiết vì:

  • Bổ sung lại hàm lượng dinh dưỡng đã mất cho đất.
  • Loại bỏ nấm mốc, hại khuẩn có trong đất.
  • Bổ sung mùn, giúp đất tơi xốp, màu mỡ hơn.
  • Cân bằng lại hệ sinh thái đất,…

cải tạo đất trồng cây ăn quảẢnh: Báo nông nghiệp

Quy trình cải tạo đất trồng cây ăn quả từ A-Z đúng kỹ thuật

Để ngăn chặn hay làm chậm tiến trình suy thoái này cho đất vườn cây ăn quả, duy trì năng suất và phẩm chất trái cây, bà con cần cải tạo đất trước vụ mới. Dưới đây là các bước cải tạo đất trồng cơ bản nhất:

Bước 1: Xử lý tàn dư

Dọn dẹp trong và xung quanh khu vực vườn cây ăn trái, tiêu hủy những tàn dư có thể chứa sâu bệnh, nấm hại.

Bước 2: Sử dụng vôi bột hoặc chế phẩm sinh học cải tạo đất

Sau khi xử lý tàn dư, bà con tiến hành sát khuẩn cho đất bằng vôi bột hoặc sử dụng chế phẩm sinh học tưới trực tiếp vào đất. 

Vôi bột được nhiều người sử dụng vì tính khử trùng tốt, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng, vôi bột có thể tiêu diệt luôn các vi sinh vật có lợi cho đất.

Vì vậy, bà con có thể thay vôi bột bằng Em vi sinh cải tạo đất Biomenca 1Khoáng chất cho đất Haxenca 1

Cách dùng như sau:

Pha 100ml – 120ml vi sinh và 40-50g khoáng với 18-20 lít nước tưới đẫm vào gốc cây. Mỗi gốc khoảng 5-7 lít hỗn hợp đã pha. .

Lưu ý: Nên tưới nước để tạo độ ẩm cho đất trước khi sử dụng chế phẩm sinh học của Hoàng Ngưu Sơn.

Bước 3: Cải tạo chân mô

Xới đều xung quanh gốc để chất dinh dưỡng được hòa trộn. Sau đó, tiếp tục xới sâu đất khoảng 30cm nhằm cải thiện chân mô, kích hoạt rễ cây phát triển mạnh hơn. Bà con dựa trên từng giống cây trồng để định hình kích thước mô sao cho hợp lý, tương thích với điều kiện sinh trưởng của cây.

Bước 4: Phơi ải đất

Phơi ải từ xưa đã chứng minh được công dụng trong việc tiêu diệt mầm bệnh trong đất chỉ nhờ phương pháp tự nhiên đó là ánh nắng mặt trời. Với quy trình cải tạo đất trồng cây ăn quả, thời gian phơi ải đất sẽ rơi vào khoảng từ 6-10 ngày.

Bước 5: Bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho đất

Đợi cho đất khô ráo hoàn toàn sau khi phơi ải, bà con bắt tay vào bổ sung thêm khoáng chất cho đất màu mỡ trở lại. Chúng ta sẽ bón trực tiếp vào phần mô đã làm trước đó. 

Bà con có thể tận dụng phân chuồng, phân xanh để làm bón lót. 

Lưu ý: Nên ủ hoại mục các loại phân chuồng để tránh các tồn dư gây hại còn sót lại trong phân.

biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quảẢnh: Sưu tầm

Bước 6: Hoàn thiện, kiểm tra chất lượng đất

Kết thúc quy trình cải tạo đất, kiểm tra từng mô đất để đảm bảo đất trồng và rễ cây đang ở trạng thái ổn định nhất. Các tiêu chí đánh giá mô hoàn thiện bao gồm độ thoáng khí, tơi xốp, lượng dinh dưỡng và độ cân bằng pH tốt từ 5,5 – 6,5.

Những loại phân bón cải tạo đất hiệu quả, nhanh chóng

Như đã nói ở trên, trong quá trình cải tạo đất trồng cây ăn quả, nên ưu tiên phân bón có nguồn gốc hữu cơ. Các dòng phân bón phổ biến có thể kể đến như phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc một số loại EM vi sinh, khoáng chất cho đất.

Phân chuồng

Phân hữu cơ có ưu điểm giàu mùn và dinh dưỡng, giá rẻ, có thể tự ủ từ rác thải chăn nuôi.

Tuy nhiên, nếu không ủ đúng và đủ sẽ làm giảm hiệu quả, thậm chí gây bệnh cho cây nếu phân còn tồn dư giun sán, hại khuẩn.

Phân trùn quế

Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. 

Bà con có thể tự làm phân trùn quế tại nhà để tiết kiệm chi phí.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Ngoài phân chuồng, phân trùn quế, bà con có thể sử dụng các dòng phân hữu cơ công nghiệp như phan bón hữu cơ vi sinh, đây được coi là một trong những biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quả tốt nhất với những lợi ích kể đến như:

  • Khắc phục tình trạng đất thoái hóa, nghèo dinh dưỡng, bạc màu, chai cứng.
  • Bảo vệ hệ sinh thái đất nhờ sinh trưởng cộng sinh, dùng lợi khuẩn khống chế hại khuẩn.
  • Ngăn ngừa sâu bệnh hại cho cây trồng.
  • Tạo độ thông thoáng, tơi xốp cho đất, chống rửa trôi.
  • Thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh, nâng cao khả năng trao đổi chất của cây ăn trái.

Hi vọng bài viết trên đây của Hoàng Ngưu Sơn có thể giúp bà con hiểu hơn về biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quả và áp dụng ngay tại nhà để có mùa vụ năng suất, chất lượng nông sản tăng.

 

Bài viết mới
Bài liên quan
Get The Latest Updates

Subscribe To Our Weekly Newsletter

No spam, notifications only about new products, updates.

Đăng ký làm đại lý

Hoàng Ngưu Sơn tự hào là một trong những thương hiệu tốt nhất thị trường hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, phân phối và tiêu dùng Chế Phẩm Sinh Học Hữu Cơ. Chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ lớn từ chính bà con nhân dân khắp nước. Để mở rộng thị trường, Hoàng Ngưu Sơn chính thức tuyển đại lý phân bón trên toàn quốc

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn. Hãy đăng ký nhận bản tin