Trồng dưa lưới mang lại cho bà con nông dân nguồn kinh tế ổn định, nhưng lại có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn điểm danh những vấn đề thường gặp nhất và cách khắc phục triệt để nhé.

5 khó khăn tại vườn trồng dưa lưới và nguyên nhân

trồng dưa lướiBệnh vàng lá, héo lá là khó khăn thường gặp khi trồng dưa lưới (ảnh: sưu tầm)

Cây lớn chậm

Dưa lưới là cây ưa nắng. Nếu không nhận đủ lượng nắng và nhiệt cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng tốt, còi cọc, năng suất kém

Nhà vườn cần kiểm tra lại thời vụ trồng, đảm bảo các cây không trồng quá sát nhau dẫn đến thiếu sáng.

Ngoài ra, giá thể thiếu dinh dưỡng hoặc chọn lọc hạt giống không kỹ trước khi gieo cũng có thể khiến vườn dưa của bạn chậm lớn.

Ra hoa nhưng không đậu quả

Trồng dưa lướiThụ phấn ảnh hướng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng dưa lưới (ảnh: thophuxanh.vn)

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến dưa lưới không thể đậu quả: do mắc bệnh sán lá hoặc do thụ phấn không đủ.

Thông thường, dưa lưới sẽ được thụ phấn nhờ ong mật. Tuy nhiên, nếu trồng dưa lưới khi thời tiết quá lạnh, ong không ra khỏi tổ, cần hỗ trợ thụ phấn thủ công bằng tay.

Một lý do khác khiến cho vườn dưa không được ong thụ phấn là việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV từ các vụ trước. Nhà vườn cần chuyển sang phân hữu cơ thân thiện hơn để cân bằng môi trường tự nhiên.

Quả biến dạng, vị đắng

Những nguyên nhân chính gây ra vấn đề này bao gồm:

Cây chỉ nuôi thân leo và lá, ít quả

Cũng giống trường hợp cây không đậu quả, nếu khoảng cách giữa các cây quá gần sẽ dẫn đến tình trạng thụ phấn không đủ. Các cây chen lấn nhau, thiếu sáng nên khó ra quả.

Nhiều bệnh hại

Dưa lưới là loại cây rất thu hút nấm bệnh, sâu hại. Chỉ một cây bệnh có thể lan rất nhanh, gây chết toàn bộ vườn nên cần nhận biết càng sớm càng tốt.

Một số biểu hiện bệnh dễ thấy, thường biểu hiện trên lá cây dưa lưới bao gồm:

Cách xử lý triệt để khó khăn trong khi trồng dưa lưới

trồng dưa lướiTrồng dưa đúng kỹ thuật sẽ mang lại nhiều lợi ích về năng suất

Nắm rõ kỹ thuật trồng dưa lưới

Đa phần các vấn đề, các bệnh đã được nêu ở phần trên đều do bà con nhà vườn chưa hiểu rõ kỹ thuật trồng dưa lưới chuẩn. 

Các quy trình hướng dẫn trồng dưa lưới luôn quy định rõ về khoảng cách giữa các cây, thời điểm bón phân, loại phân bón phù hợp, cách thụ phấn đúng thời điểm. Do vậy, bà con cần nắm chắc rồi mới bắt đầu vụ mới.

Tham khảo thêm: https://hoangnguuson.com/cach-trong-dua-luoi-bang-gia-the.html 

Cải tạo đất trước vụ

Cải tạo đất là khâu rất quan trọng, có tác dụng tăng cường dinh dưỡng đất. Ngoài ra, đất cải tạo tốt còn sở hữu lượng lợi khuẩn dồi dào, khử bỏ toàn bộ các tác nhân có thể gây bệnh cho cây dưa lưới.

Bà con có thể sử dụng những chế phẩm nông nghiệp hữu cơ như Khoáng chất cho đất Hanxenca, EM vi sinh Biomenca để cải tạo đất hiệu quả, an toàn, thân thiện với môi trường.

Theo dõi kỹ vườn trồng

Cây dưa lưới phản ứng rất nhanh với bất kỳ thay đổi nào về vườn trồng hoặc thời tiết. Do đó, cần theo dõi sát sao để có những điều chỉnh hợp lý.

Ví dụ, vào những ngày nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và ngược lại trong thời kỳ mưa nhiều. Nếu hệ thống tưới của vườn chưa hợp lý, làm ướt lá, sinh nhiều nấm mốc thì cũng cần thay thế ngay lập tức.

Chọn đúng giống và thời vụ

Giống cây và thời vụ quyết định 50% thành công khi trồng dưa lưới.

Nên chọn giống F1 để tỉ lệ nảy mầm cao, cây con khỏe mạnh, năng suất trái lớn. Giống dưa cũng cần phù hợp với thổ nhưỡng vùng trồng.

Bà con ở miền Bắc có thể cân nhắc những giống dưa chịu được thời tiết khắc nghiệt như dưa Taki, dưa Hàm Long, dưa lưới đế mật…

Miền Nam có thể trồng dưa lưới quanh năm, nhưng miền Bắc hay vùng lạnh ẩm, dưa lưới sẽ chỉ phát triển tốt vào 2 vụ tháng 2-3 hoặc tháng 8-9.

 

Bà con còn những khó khăn khi trồng dưa lưới, thắc mắc về kỹ thuật vui lòng liên hệ hotline Hoàng Ngưu Sơn 0388 555 522 để được hỗ trợ tận tình.

Chúc bà con mùa màng bội thu!