Cách trồng dưa lưới bằng giá thể đang là mô hình canh tác được nhiều bà con quan tâm nhất bởi tính hiệu quả cao, hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh hại. Ngoài việc chú trọng đến chi phí đầu tư nhà màng, hệ thống tưới tiêu hợp lý, nhà nông cần nắm rõ kỹ thuật phối trộn giá thể để cây sinh trưởng tốt, sai quả. Sau đây, hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu cách làm giá thể trồng dưa lưới đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
Mục lục
Tìm hiểu về giá thể trồng dưa lưới
Giá thể là hình thức trộn các nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp thành một hỗn hợp sạch, đủ dinh dưỡng để trồng và chăm sóc cây ngay từ thời kỳ ươm mầm. Giá thể trồng dưa lưới phải đảm bảo độ ẩm, kết cấu, pH giống như đất trồng dưa lưới thông thường.
Với cách trồng dưa lưới dưới đất, cần xử lý và cải tạo lại đất trước khi vào vụ mới, đối với trồng dưa bằng giá thể có thể tái sử dụng lại tiết kiệm chi phí.
Giá thể có những ưu điểm nổi bật như:
- Thoát nước nhanh, tơi xốp, hỗ trợ phát triển bộ rễ tốt.
- Giàu dưỡng chất, các thành phần được cân bằng để phù hợp nhất với cây dưa lưới.
- Độ pH ổn định hơn trồng trên đất thường.
- Đã được xử lý sạch sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe cây dưa ưu việt nhất.
- Hỗ trợ nảy mầm nhanh khi gieo hạt, thời gian rút ngắn chỉ còn từ 2-3 ngày.
Giá thể trồng dưa lưới được chia làm 2 loại là giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ. Trong đó, giá thể hữu cơ được ưa chuộng hơn vì vừa đảm bảo môi trường an toàn cho cây dưa sinh trưởng, vừa thân thiện với môi trường.
Cách phối trộn giá thể trồng dưa lưới hữu cơ
Nguyên liệu và dụng cụ
Để trộn giá thể trồng dưa lưới, bà con cần chuẩn bị:
- Nguyên liệu: Mụn xơ dừa, phân trùn quế, đất sạch, chế phẩm sinh học (EM Vi Sinh Biomenca1, Khoáng chất Haxenca1), có thể dùng thêm phân NPK, phân lân, phân đạm (nếu cần).
- Dụng cụ: cân để tính toán khối lượng chính xác, cuốc, xẻng, găng tay, túi/bạt để bảo quản giá thể sau khi trộn xong.
Xử lý nguyên liệu
Từng nguyên liệu dùng cho giá thể trồng dưa lưới đều phải được xử lý kỹ để đảm bảo phát huy tác dụng tốt nhất cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
1/ Mụn xơ dừa
Xơ dừa là thành phần chính trong giá thể trồng dưa lưới, chứa nhiều xenlulozơ, có khả năng giữ ẩm tốt.
Mụn xơ dừa đem nghiền nhỏ, ngâm 1-3 ngày rồi xả kỹ nhằm loại bỏ Tanin và các tạp chất. Tiếp theo, ủ xơ dừa với chế phẩm sinh học để quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng tự nhiên cho giá thể.
Bà con rải xơ dừa thành từng lớp mỏng. Pha loãng EM Vi Sinh Biomenca1 theo tỉ lệ 100ml với 18-20 lít nước.
Phun tưới đều hỗn hợp lên xơ dừa sao cho độ ẩm đạt khoảng 80-85%. Lấy một nhúm nhỏ và vắt thử, thấy có nước chảy qua kẽ ngón tay là lượng ẩm vừa đạt.
Rải thêm lớp mụn xơ dừa mới lên trên lớp cũ, tiếp tục tưới ẩm. Làm như vậy cho đến khi độ dày lớp xơ dừa khoảng 1m – 1,2m thì đậy bạt và ủ trong 7-10 ngày.
Thường xuyên kiểm tra và xới đảo để hỗn hợp xơ dừa luôn đủ ẩm và các thành phần được hòa trộn đều nhất.
2/ Phân trùn quế
Phân trùn quế là dòng phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, thường được dùng làm bón lót.
Khi tham gia phối trộn giá thể, phân trùn quế phải đảm bảo nguyên chất, không pha tạp chất khác để tránh gây ảnh hưởng xấu tới cây.
3/ Đất sạch
Đất làm giá thể trồng dưa phải là đất sạch, đã xử lý qua mầm bệnh, có thể mua tại các cửa hàng vật tư uy tín.
4/ Khoáng chất cho đất Haxenca1
Khoáng chất Haxenca1 chứa axit humic và axit fulvic cùng các khoáng chất cần thiết cho cây, giúp phát triển rễ nhan, ra rễ tơ, rễ cám nhiều, thuận lợi cho cây hút dinh dưỡng, đồng thời giữ ẩm tốt, giảm sâu bệnh hại cây.
Phối trộn giá thể xơ dừa
Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, bà con bắt đầu tiến hành trộn giá thể. Tỉ lệ hợp lý nhất là 30% mụn xơ dừa, 30% đất sạch, 30% phân trùn quế và 10% Khoáng Chất Haxenca1. Với các nhà vườn thương mại, có thể sử dụng máy để trộn giá thể đều hơn.
Tiếp theo sử dụng màng phủ đậy kín và tưới nước ẩm thường xuyên trong 1 tuần trước khi trồng. Sau đó, pha Em Vi Sinh Biomenca1 theo tỷ lệ 80 – 100ml/ 20 lít nước tưới lên bề mặt giá thể, tiếp tục đậy kín và tưới ẩm 2 tuần là có thể trồng cây.
Cách trồng dưa lưới bằng giá thể
Ươm cây con
Ngâm hạt trong nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh, để khoảng 2 – 4h sau đó vớt ra cho vào túi zip hoặc cho vào vải màn, ủ khoảng 1 ngày 1 đêm. Khi hạt nảy mầm thì mang ra gieo vào cốc hay khay ươm.
Tạo giá thể ươm cây bằng cách phối trộn 80% mụn xơ dừa đã qua xử lý và 20% phân trùn quế đảm bảo dinh dưỡng cho cây con. Nhiệt độ thích hợp để ươm cây con dao động từ 25 – 28 độ C.
Chú ý đến độ ẩm của cây con giai đoạn này, không nên tưới quá ít hoặc quá nhiều nước, đặc biệt trong 5 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt. Việc này quyết định đến chất lượng nảy mầm.
Trồng cây dưa lưới
Sau ươm khoảng 10 – 12 ngày, xuất hiện 2 lá thật, tình trạng cây khỏe mạnh, không dập nát thì chuyển sang giá thể trồng dưa đã chuẩn bị trước đó.
Nên trồng vào chiều mát, không nên nén quá chặt. Trồng xong phải tưới nước ngay để tránh bị héo cây.
Cứ mỗi túi giá thể thì trồng một cây con.
Tưới nước và bón phân
- Tưới nước thường xuyên trong ngày, lượng nước tưới vừa đủ, không tưới ồ ạt một lúc. Khi cây có hiện tượng bị héo, nên tưới nước ngay lập tức.
- Bón phân: thực hiện bón phân định kỳ để dưa lưới phát triển, kết hợp bón hữu cơ và phân vô cơ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Bổ sung thêm Đạm cá Nutenca1 tăng đề kháng và giúp cây lớn nhanh, xanh tốt hơn.
- Nếu các nhà màng trồng dưa sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì sẽ thuận tiện và nhàn hơn.Hệ thống này sẽ cung cấp đủ nước và phân bón theo liều lượng chuẩn được tính toán dựa theo tốc độ sinh trưởng của cây.
Chăm sóc cây
- Khi cây đạt 5-7 lá thật (sau khi gieo trồng 7-10 ngày), lấy dây buộc cây lại sát gốc, hàng ngày cuốn ngọn cây theo dây.
- Tỉa chồi: Tỉa bỏ cành mọc ra từ nách lá thứ 10 trở xuống để dưỡng chèo từ thứ 11 đến 13, vị trí cho quả tốt nhất
- Sau 20 ngày bắt đầu thụ phấn, giai đoạn này rất quan trọng, có thể thụ phấn bằng ong mật hoặc bằng tay. Tuyệt đối không phun gì và hạn chế tối đa làm ướt phấn hoa.
+ Thụ phấn bằng ong mật: thả ong khi xuất hiện hoa cái đầu tiên khi trời mát.
+ Thụ phấn thủ công: lấy tay tự thụ phấn cho cây ngay khi xuất hoa cái, nên làm trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống. Tiến hành thụ phấn liên tục trong vòng 7 ngày, khi 100% cây đều đậu trái thì dừng lại. - Tỉa trái: Sau thụ phấn 4-6 ngày, quả đã đậu và lớn nhanh thì bắt đầu chọn quả. Chỉ nên để mỗi cây một quả cho chất lượng ngon nhất (ưu tiên để quả ở chèo 10-13).
- Bấm đọt: Cây 24-26 lá thì bấm ngọn để cây tập trung nuôi trái.
- Sau khi chọn quả 10-15 ngày, nên bổ sung thêm các dòng dưỡng trái để quả to, đạt trọng lượng như mong muốn.
- Sau 65 ngày là có thể thu hoạch quả.
Trên đây là cách trồng dưa lưới bằng giá thể chi tiết, bà con có thể tham khảo để áp dụng tại vườn nhà. Chúc bà con có mùa vụ bội thu, năng suất nhé