Những năm gần đây, dưa lưới được các nhà vườn đặc biệt ưa chuộng bởi thời gian sinh trưởng ngắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Loại cây này yêu cầu chuyên môn kỹ thuật phải chuẩn, đặc biệt là khâu làm đất trước khi gieo giống để tránh thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách xử lý đất trồng dưa lưới đơn giản với phương pháp trồng trực tiếp giúp bà con dễ dàng thực hiện theo.
Tại sao phải xử lý đất trồng dưa lưới trước khi vào vụ mới?
Đất đai là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lớn nhất đến cây trồng. Giống như mọi loại cây khác, dưa lưới cần môi trường đất phù hợp để sinh trưởng.
Qua từng vụ, tàn dư mùa trước cộng với tác động của quá trình canh tác sẽ làm cho đất thay đổi. Ngoài bạc màu, kém dinh dưỡng, nền đất cũ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sâu hại, nấm bệnh làm giảm năng suất.
Nhiều loại nấm lây lan nhanh như Erysiphe cichoracearum, Rhizoctonia solani, Fusarium, Pseudomonas… khiến vườn dưa bị ảnh hưởng xấu ngay từ thời kỳ xuống giống, thậm chí chết cây con.
Do đó, xử lý đất trồng dưa lưới phải được thực hiện triệt để, đúng quy trình, tránh tốn kém chi phí phục hồi cây bệnh sau này.
Cách xử lý đất trồng dưa lưới
Vệ sinh vườn
Ngay khi hết vụ, tiến hành loại bỏ thân, rễ của những cây dưa lưới cũ, cắt nhổ cỏ dại. Toàn bộ phần tàn dư này sẽ phải thu gom, mang xa khỏi vườn, tiêu hủy để tránh mầm bệnh tồn đọng trong đất.
Khu vực vườn trồng, công cụ tưới tiêu cần được vệ sinh, dọn dẹp gọn gàng, giữ thoáng mặt đất để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Xử lý đất trồng
Khi vườn dưa đã sạch, chúng ta mới bắt đầu xử lý đất trồng dưa lưới bằng cách phay (cày) sâu 15-20cm toàn bộ vườn. Tiếp đó, phơi ải đất dưới nắng 7-10 ngày để các mầm bệnh còn sót lại bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau thời gian phơi đất, bà con rắc vôi bột đều lên bề mặt đất, lượng trung bình là 50-70kg/1000 m². Tuy nhiên, nếu vụ trước vườn nhiễm nấm bệnh, cần tăng lượng vôi bột tùy theo mức độ bệnh để khử trùng triệt để nhất.
Ngoài vôi bột còn có thể kết hợp dùng thêm các loại thuốc bảo vệ thực vật cho quá trình khử khuẩn vườn. Khi sử dụng, lưu ý lựa chọn sản phẩm nguồn gốc sinh học để không làm mất cân bằng hệ sinh thái đất, tránh ô nhiễm nguồn nước.
Nếu dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phơi đất thêm 5-7 ngày và tiến hành phay (cày) lại một lần nữa.
Cải tạo đất
Sau khi xử lý đất trồng dưa lưới sạch mầm bệnh, cải tạo đất là bước tiên quyết đảm bảo chất lượng cây mùa mới. Việc cải tạo đất nên tiến hành thường xuyên để duy trì độ PH, nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong đất, hạn chế tình trạng đất bạc màu, chai cứng hay ngộ độc hóa học.
Với vườn trồng dưa lưới, bà con bổ sung mùn, các vi sinh vật có lợi và phân hữu cơ nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Bước này cần thực hiện sau khi bón vôi bột ít nhất 30 ngày và trước khi lên luống. Chú ý, nếu dùng sản phẩm cải tạo đất, nên ưu tiên các loại có chứa vi sinh vật đặc hiệu, hay vi sinh vật chuyên cải tạo đất để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nên chọn thời điểm mát mẻ, nhiệt độ khoảng 18-25 độ C để phun, bón cải tạo đất. Tiếp theo đó, bà con tiến hành phay (cày) để chất dinh dưỡng hòa trộn vào đất, cho đất nghỉ khoảng 7-10 ngày rồi mới xuống giống nếu gieo hạt trực tiếp. Trong thời gian ủ đất, đậy kín các luống bằng màng nilon để hạn chế cỏ dại, tránh các yếu tố có hại khác từ môi trường xâm nhập.
Giải pháp cải tạo đất trồng dưa lưới an toàn Hoàng Ngưu Sơn
Như đã nói ở trên, việc xử lý đất trồng dưa lưới cũng như cải tạo đất là vô cùng cần thiết, nhưng tuyệt đối không lạm dụng hóa học. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học về lâu dài sẽ làm cho đất đai biến chất rất khó khắc phục, gây hại ngược lại cho cây trồng, thay vào đó, có thể sử dụng các dòng chế phẩm sinh học an toàn
Với phương châm thuận theo tự nhiên, Hoàng Ngưu Sơn cung cấp các sản phẩm cải tạo đất hữu cơ thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, vật nuôi. Trong đó, bộ đôi EM – Vi sinh cải tạo đất Biomenca 1 và Khoáng chất cho đất Haxenca 1 rất phù hợp để dùng trong quá trình cải tạo đất trồng dưa lưới.
Bộ giải pháp cải tạo đất Hoàng Ngưu Sơn không chỉ giữ ẩm, tránh rửa trôi dinh dưỡng, cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cây, bổ sung vi sinh vật có lợi mà còn khống chế hại khuẩn, giải độc đất đã nhiễm hóa học lâu ngày. Đặc biệt, Vi sinh Biomenca 1 và Khoáng chất Haxenca 1 sử dụng được cả trong giai đoạn dưa đang bén rễ, hỗ trợ sức đề kháng cho cây, giảm nấm bệnh và bảo vệ cây khỏe mạnh.
Qua bài viết trên đây, hy vọng bà con đã trang bị cho mình những kiến thức cụ thể, bổ ích về quy trình xử lý đất trồng dưa lưới và áp dụng cho vườn dưa tại nhà đúng cách.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới hotline 0388 555 522 để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết nên xem: