Dưa lưới cần môi trường ấm áp trong ít nhất 2 đến 3 tháng để cho trái chất lượng, nên khí hậu phía Bắc có mùa đông dài thường khiến nhà vườn khó trồng dưa hơn. Bài viết sau đây, Hoàng Ngưu Sơn sẽ bật mí cho bà con nông dân thời vụ trồng dưa lưới ở miền Bắc và cách trồng dưa lưới với kỹ thuật mới nhất 2023, giúp cây luôn khỏe mạnh, sai quả.
Mục lục
Một số lưu ý trong cách trồng dưa lưới miền Bắc
Thời vụ trồng dưa lưới tại miền Bắc
Điều kiện lý tưởng nhất để trồng dưa lưới là khi tiết trời khô ráo, nhiều nắng ấm, nhiệt độ trung bình 20 – 35 độ C. Tại miền Bắc, do thời tiết chia mùa rõ rệt, dưa lưới sẽ có 2 vụ trồng chính.
Vụ xuân hè bắt đầu từ tháng 2 hoặc tháng 3, trung tuần tháng 4 – 5 thu hoạch trái. Vụ thu đông bắt đầu từ tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 10 – 11.
Từ cuối tháng 11 cho đến hết tháng 1 năm sau, miền Bắc đa phần lạnh, ẩm, ít nắng, sâu bệnh nhiều. Bà con không nên ươm trồng dưa lưới trong thời gian này.
Lựa chọn giống dưa lưới phù hợp
Do trồng dưa lưới tại miền Bắc khó hơn miền Nam, bà con cần chú trọng ngay từ khâu chọn giống:
- Chọn giống tốt, khỏe cây, phù hợp với thời tiết miền Bắc cũng như vụ trồng.
- Nên chọn hạt giống F1 vì năng suất tốt, tỉ lệ nảy mầm cao, quả to ngọt hơn. Bà con có thể giữ lại hạt vụ trước làm giống cho vụ sau, tuy nhiên hạt F2 khả năng kháng bệnh và chất lượng quả thường kém hơn.
- Cân nhắc trước khi chọn hạt giống nội địa, không có thương hiệu vì khả năng ảnh hưởng tới chất lượng trái rất cao.
Cách trồng dưa lưới tại miền Bắc đúng kỹ thuật
Ngâm và ươm hạt
Sau khi chọn giống, đem hạt đi ngâm từ 4-6 tiếng trong nước ấm, tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh. Tiếp theo, ủ hạt bằng khăn ẩm khoảng 1 ngày cho đến khi nứt nanh.
Hạt nứt nanh chuyển vào bầu đất, phủ lên một lớp đất mỏng, đặt nơi râm mát, tưới nước vừa phải để giữ ẩm. Đất ươm hạt nên trộn thêm phân trùn hoặc phân chuồng để cây con có đủ dinh dưỡng lớn lên khỏe mạnh.
Sau khoảng 2 ngày, cây bắt đầu nảy mầm. Tuy nhiên, nếu tưới nước quá nhiều, hạt sẽ bị úng dẫn đến không nảy mầm được.
Trồng cây con
Gieo hạt từ 8 – 10 ngày, cây con ra 2 – 4 lá mầm thì đánh cây ra đất hoặc chậu trồng. Nhìn chung, cách trồng dưa lưới dù ở miền Bắc hay miền Nam vẫn phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật và thời điểm.
Dưa lưới quả to, nếu trồng chậu phải chọn chậu có kích thước lớn, lòng sâu. Cây dưa sẽ mọc dài nên cần đảm bảo khoảng cách giữa các gốc từ 36 – 42cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 1,2m.
Bà con tạo hố đất sâu, nhẹ nhàng nhấc cây con ra, rạch bao nylon, đưa vào hố đất và đôn gốc chặt. Việc này nên tiến hành vào buổi chiều mát, không có nắng gắt.
Cây con trồng xong cần được che phủ bằng rơm, tưới nước giữ ẩm 2 lần/ngày, tạo bóng mát để cây hồi phục.
Kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới miền Bắc tối ưu năng suất
Dưới đây là một số kinh nghiệm trồng dưa lưới hữu ích đã được nhiều nhà vườn phía Bắc đúc kết và áp dụng thành công qua nhiều vụ:
Tưới nước
Dưa lưới cần nhiều nước, nhưng chỉ nên tưới ẩm gốc, tránh làm ướt lá. Bà con có thể tham khảo cách trồng dưa lưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới thông minh.
Mỗi ngày, đảm bảo lượng nước tưới từ 0,5 – 0,7L trên mỗi cây con. Tùy theo thời tiết nắng nóng hay râm mát mà tăng hoặc giảm cho phù hợp.
Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cắt giảm lượng nước tưới để cây tạo đường, tăng độ giòn ngọt.
Bón phân
Đất trồng dưa lưới phải là đất giàu dinh dưỡng, ít mầm sâu bệnh. Tốt nhất, bà con nên cải tạo đất đúng kỹ thuật trước khi trồng..
Tham khảo: Cách xử lý đất trồng dưa lưới tại vườn chuẩn nhất
Trong quá trình cây sinh trưởng, bón thêm kali, phân đạm, NPK, phân hữu cơ, nếu không cây sẽ còi cọc, ít quả, nhạt. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn cây 10 ngày tuổi: Bón đạm cá pha loãng, chu kỳ 7 – 10 ngày/lần.
- Giai đoạn cây tạo quả non: Tăng cường NPK hàng tuần cho trái lớn.
- Giai đoạn cây nuôi quả: Tăng cường Kali, bón cách ngày giúp kích thích độ ngọt cho quả. Ngừng bón trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày.
Thụ phấn
Trong tự nhiên, dưa lưới sẽ thụ phấn nhờ ong mật. Tuy nhiên, nhà vườn nên thụ phấn bằng tay nhằm tối ưu tỉ lệ đậu quả.
Khi hoa cái chuyển vàng, tiến hành thụ phấn càng sớm càng tốt vào khung thời gian từ 6-8 giờ sáng.
Cắt tỉa
Khi cây ra 2-3 lá thật, bà con bấm ngọn, chỉ giữ lại nhánh chính. Cây ra 4-5 lá thì tiến hành làm giàn bằng cách đóng cọc gỗ hoặc dùng dây treo.
Thời điểm cây ra 22-25 lá, tiếp tục ngắt ngọn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Vì quả dưa lưới khi lớn sẽ to, nặng nên nếu dùng dây treo, phải dùng dây chịu lực tốt, tránh đứt dây làm hỏng quả.
Ngừa sâu bệnh
Có thể bà con chưa biết, độ ngọt của dưa lưới được quyết định rất nhiều bởi lá. Do đó, cần phòng trừ kỹ các bệnh về lá.
Cây 3-4 lá mầm, phun thuốc ngừa bọ trĩ lần 1. Cây 8-10 lá phun Bihoper và ngừa bọ trĩ lần. 2 (Phun ngừa nên chỉ dùng 70% liều lượng trên bao bì)
Khi cây 6-7 lá mầm, phun Trichoderma phòng bệnh héo xanh lần 1, đến khi quả tạo lưới thì phun phòng lần 2.
Dùng các loại bẫy pheromone, để cách xa khu vực trồng nhằm dẫn dụ ruồi vàng.
Phun vi sinh ngừa nấm bệnh định kỳ 5 ngày/lần
Thu hoạch dưa lưới tại miền Bắc
Dưa lưới sẽ sẵn sàng thu hoạch sau khi trồng từ 75 – 90 ngày.
Dưa chín chất lượng, bề mặt quả sẽ có lưới gân trắng dày đặc, to tròn, nặng tay, cuống nứt, mùi thơm đặc trưng. Sau khi thu hoạch, nên trữ dưa ở nơi thoáng mát, khô ráo thêm 1 – 2 ngày để dưa xuống đường, giòn ngọt hơn.
Qua bài viết này, mong rằng bà con nông dân miền Bắc đã có được cho mình những kiến thức bổ ích về cách trồng dưa lưới phù hợp với khí hậu vùng miền. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật khi trồng cây dưa lưới, bà con vui lòng liên hệ hotline Hoàng Ngưu Sơn 0388 555 522 để được hỗ trợ.
Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!