Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của mùa vụ. Chất lượng đất thường được thể hiện qua độ pH của đất. Cây sinh trưởng và phát triển tốt khi đất có độ pH cân bằng. Chính vì vậy, bà con cần nắm rõ thang đo pH đất và các phương pháp cải thiện “sức khỏe” đất để nâng cao hiệu quả canh tác. Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu rõ hơn về độ pH đất và cách cân bằng pH đất dưới đây nhé.

Đọc vị chất lượng đất qua độ pH đấtpH đất

Độ pH từ 3 – 5.5

Đất có pH dưới 5.5 là đất có tính acid rất cao, hay thường được gọi là đất chua.

pH thấp khiến đất tích tụ nhiều ion H+. Những ion này giữ chặt các nguyên tố vi lượng như Bo, Photpho, Kali, Molipden…trong keo đất, khiến chúng ở thể khó hấp thụ với cây trồng.

Ngoài ra, pH thấp cũng làm cho các vi sinh vật bị yếu, hoạt động kém. Chính vì vậy, đất chua thường nghèo mùn, ít dinh dưỡng và thiếu tơi xốp. Từ đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, dễ nấm bệnh, năng suất không cao.

Đất có pH thấp cũng làm giảm tác dụng của phân bón, gây tốn kém về kinh tế, thời gian.

Với đất acid, cần phải tìm cách tăng độ pH của đất để canh tác hiệu quả hơn. 

Độ pH từ 5.5 – 7

Độ pH trong khoảng 5.5 – 7 biểu thị cho đất trung tính, cũng là khoảng pH tốt nhất để trồng trọt.

Các vi sinh vật có lợi trong đất rất phù hợp với độ pH trung bình. Chúng hoạt động mạnh, phân giải mùn, khoáng hữu cơ giúp đất luôn tơi xốp, màu mỡ.

Bà con nên cố gắng duy trì pH đất trong khoảng lý tưởng này để cây trồng sinh trưởng thuận lợi. Ngoài ra, hãy chọn phân bón sao cho cân đối được lượng vô cơ, hữu cơ nhằm giữ trạng thái đất ổn định bền vững.

Độ pH 7 trở lên

Độ pH trên 7 chỉ ra rằng đó là khu vực đất kiềm.

Ở môi trường kiềm, các nguyên tố Fe, Mn rất khó hòa tan, làm cho cây trồng không chuyển hóa được, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp dinh dưỡng nuôi các bộ phận của cây.

Với loại đất này nên trồng cây họ đậu sẽ cho năng suất mùa vụ tốt. Trong trường hợp muốn trồng cây khác, cải tạo đất để giảm độ pH là bắt buộc.

Thực tế về độ pH đất nông nghiệp Việt Nam

thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam hiện nay đáng báo độngThực trạng đất nông nghiệp Việt Nam (ảnh: sưu tầm)

Tại nước ta, trên quỹ đất 11 triệu hecta, có đến 7 triệu hecta đất canh tác nông nghiệp thường niên. Trước đây, đánh giá chung đất đai Việt Nam khá màu mỡ, độ pH trung tính, trồng trọt đa dạng nông sản.

Tuy nhiên, do nhu cầu lương thực tăng cao cùng với sự phát triển ồ ạt của phân bón, thuốc BVTV chiết xuất hóa học, đất trồng bị thoái hóa đáng kể. 

Nhà nông muốn nâng sản lượng nhanh chóng nên lạm dụng hóa chất khiến đất trở nên chua và cằn cỗi.

Nguyên nhân của sự acid hóa này là do sự phân giải chất hữu cơ trong đất giải phóng Acid Sulfuric, Nitric, Axetic…Đất canh tác nhiều năm không được quan tâm cải tạo định kỳ, acid tích tụ nhiều làm giảm nghiêm trọng độ pH đất. Ngoài ra, phân hóa học cũng là tác nhân làm chua đất vì chứa khoáng chất gốc acid.

Theo khảo sát đất nông nghiệp mới nhất, đất có độ pH dưới 4 đang chiếm tỉ lệ rất lớn. Chỉ có một phần là đất trung tính. Đất kiềm pH trên 7 không phân bổ nhiều ở Việt Nam. 

Làm thế nào để cân bằng pH đất?

chế phẩm vi sinh vật cải tạo đấtCân bằng pH của đất (ảnh: Sưu tầm)

Sử dụng phân bón hữu cơ 

Phân chuồng chứa nhiều chất hữu cơ sẽ làm đất tơi xốp, thoáng khí, hỗ trợ vi sinh vật hoạt động tốt. Qua đó cải thiện được cấu trúc cũng như tăng độ pH của đất.

Phân chuồng được đánh giá là thân thiện môi trường hơn phân lân, tuy nhiên phải ủ hoại mục, không dùng phân ủ chưa tới có thể khiến đất bị nhiễm tuyến trùng nguy hiểm.

Phân chuồng thường được sử dụng để bón lót.

Dùng vôi bột

Vôi bột là phương pháp quen thuộc để cải thiện độ pH của đất chua.

Cách sử dụng vôi bột chi tiết tham khảo tại đây: 

Quy trình xử lý đất bằng vôi bột đúng cách? Liệu có phương pháp tốt hơn?

Bổ sung nguyên tố tạo acid

Với đất kiềm, bón lưu huỳnh, đá vôi hay sắt sulfat sẽ tạo ra phản ứng hóa học sản sinh acid, muối natri… có khả năng giảm pH của đất.

Song song với đó, bón kèm mùn hữu cơ để thúc đẩy quá trình hạ độ kiềm của đất diễn ra nhanh hơn.

Dùng chế phẩm sinh học cải tạo đất

Sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ để cải tạo đất chính là “chìa khóa vạn năng” cải thiện chất lượng đất.

Chế phẩm sinh học cung cấp mùn, tạo độ tơi xốp cho đất.

Các khoáng chất đa – trung – vi lượng cùng các acid amin, vitamin có lợi bổ sung dinh dưỡng, làm đất phì nhiêu, màu mỡ hơn. Trên cơ sở đó, các vi sinh vật hoạt động tốt, sản sinh nhiều hoạt chất hỗ trợ cân bằng pH đất.

Đặc biệt, chế phẩm sinh học an toàn, không ảnh hưởng tới môi trường hay sức khỏe người dùng.

Dùng chế phẩm vi sinh vật và có thói quen vệ sinh đồng ruộng, cải tạo đất thường xuyên sẽ giúp đất luôn duy trì độ pH ổn định, tốt cho cây trồng.

Tham khảo giải pháp cải tạo đất của Hoàng Ngưu Sơn tại đây: