Hiểu đúng nguyên tố đa – trung – vi lượng giúp cây trồng khỏe mạnh hơn

nguyên tố dinh dưỡng đa trung vi lượng chăm sóc cây trồng khỏe mạnh
Bổ sung đầy đủ và cân bằng các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, mau lớn, và giảm sâu bệnh

Trong canh tác nông nghiệp, việc bổ sung đây đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa – trung – vi lượng không chỉ giúp cây trồng khỏe mạnh, mau lớn mà còn tăng cường sức đề kháng cho cây, hạn chế sâu bệnh. Vậy nguyên tố đa – trung – vi lượng là gì? Vai trò của nó như thế nào đối với cây trồng? Mời bà con cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hoàng Ngưu Sơn nhé!

Tìm hiểu nguyên tố dinh dưỡng đa – trung – vi lượng

Nguyên tố đa lượng: Nitơ (N), Phốt pho (P), Kali (K)

Trong các nguyên tố dinh dưỡng đa – trung – vi lượng thì N, P, K là quan trọng nhất, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N,P,K rất cần thiết cho cây
N, P, K là các yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu ở mỗi cây trồng. Ảnh: Sưu tầm

– Nitơ (N): 

  • Nitơ cần thiết cho sự hình thành các axit amin, protein, DNA và RNA giúp cây phát triển chồi, lá.
  • Là thành phần chính của diệp lục, tham gia quá trình quang hợp, tạo nên màu xanh ở lá.
  • Thúc đẩy cây phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.
  • Cải thiện chất lượng, số lượng của rau ăn lá và protein trong hạt ngũ cốc.

Khi cây thiếu N:

  • Lá chuyển sang màu vàng nhạt (úa), lá nhỏ, chồi ngắn.
  • Cây còi cọc, chậm phát triển đồng thời đẩy nhanh quá trình già hóa ở cây.

* Khi cây thừa N: cây sinh trưởng mạnh, chồi vườn dài, cây yếu, dễ dỗ ngã.

– Phốt pho (P)

  • Thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh, phân hóa mầm hoa và dưỡng trái.
  • Cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất của cây diễn ra nhanh hơn.
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh ở một số cây trồng và cải thiện chất lượng cây.

* Khi cây thiếu P:

  • Lá có màu xanh lam hoặc đỏ, một số loại cây có thể xuất hiện đốm tím (bông cải, bắp cải).
  • Cây chậm lớn, yếu ớt và tăng trưởng kém.
  • Ức chế quá trình ra hoa đậu quả ở cây, kéo dài thời gian chín quả.

* Khi cây thừa P: Quả nhanh chín, chưa kịp tích lũy các chất (đường, protein,…) làm giảm chất lượng quả.

– Kali (K): 

  • Kali tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, tăng tích lũy tinh bột và đường cho cây.
  • Tăng khả năng hút nước và giữ nước của bộ rễ.
  • Tăng khả năng kháng chịu sâu bệnh và chịu hạn của cây trồng.
  • Cải thiện chất lượng của trái và rau, củ, quả, tăng độ ngọt.

* Khi cây thiếu K:

  • Mép lá chuyển sang màu vàng đậm (hoặc nâu), có hiện tượng cháy xém.
  • Thân cây yếu, dễ gãy, cây thậm chí bị chết.
  • Ảnh hưởng đến kích thước của hạt và quả.

* Khi cây thừa K: Ngăn cản sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng khác như Mg, Na,…tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của cây.

Nguyên tố trung lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S), Silic (Si)

– Canxi (Ca):

  •  Kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào.
  •  Làm cho cây trở nên cứng cáp hơn, hạn chế sâu bệnh.
  •  Khử độ chua, nâng độ PH và giảm độc tố cho đất.

* Khi cây thiếu Ca:

  • Chồi non yếu, bị gãy, làm biến dạng lá mới ra, rễ không phát triển.
  • Giai đoạn cây có quả thì làm trái bị mềm, mau hư thối.

– Magiê (Mg):

  • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, hình thành chất diệp lục.
  • Tăng khả năng hấp thu lân.
  • Tăng khả năng chống chịu thời tiết, giảm sâu bệnh.

* Khi cây thiếu Mg: lá bị vàng ở phần thịt giữa các gân lá, ít đậu trái, quả nhỏ, ít ngọt.

– Lưu huỳnh (S):

  •  Là thành phần cấu tạo trong protein và dầu thực vật.
  • Tăng chất lượng nông sản, tạo mùi thơm, hương vị cho lương thực, thực phẩm.

* Khi cây thiếu S: gây ra tình trạng vàng lá, lá mỏng, rễ bị rách.

– Silic (Si):

  • Tăng cường khả năng chống lại các bệnh như đạo ôn, héo đầu lá, đốm nâu, héo cổ bông.
  • Silic tạo hợp chất hữu cơ giúp thành tế bào cây vững chắc chống lại sự mất nước.
  • Giúp cây cứng cáp, không bị đổ, lá đứng.
  • Tăng khả năng quang hợp của cây cũng như hạn chế sự héo sinh lí của cây.

* Khi cây thiếu Si: lá bị chết hoại và héo rũ (đối với cây lúa).

biểu hiện của cây trồng khi thiếu nguyên tố trung lượngBiểu hiện của cây khi thiếu nguyên tố trung lượng. Ảnh: Sưu tầm

Nguyên tố vi lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Bo (B), Cu

Các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng chiếm tỷ lệ ít nhưng rất quan trọngNguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ ít nhưng quan trọng. Ảnh: Sưu tầm

– Sắt (Fe):

  • Cần thiết cho việc tổng hợp và duy trì diệp luc, cung cấp oxy cho cây trồng.
  • Kích hoạt nhiều loại men ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa trong cây.

* Khi cây thiếu Fe:

  • Cây bị hiện tượng vàng lá do mất diệp lục, gân lá còn xanh.
  • Nếu bị nặng, phần thịt và gân lá chuyển vàng cuối cùng trở thành trắng nhợt.

– Kẽm (Zn):

  • Tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây.
  • Hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng, các hệ thống men.
  • Cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây.
  • Giúp quá trình trao đổi của cây diễn ra nhanh hơn.

* Khi cây thiếu Zn:

  • Chuyển vàng ở phiến lá giữa các gân; lá non nhỏ hơn bình thường.
  • Cành không phát triển, ít quả.

– Bo:

  • Cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.
  • Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi N, nước và chất khoáng khác.
  • Ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
  • Có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, làm tăng sự vận chuyển các chất giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

* Khi cây thiếu Bo:

  • Ngọn cây yếu và dễ chết, xuất hiện đốm vàng trên lá, hoa kém phát triển.
  • Gây ức chế quá trình phát triển rễ.
  • Chất lượng quả suy giảm.

– Cu:

  •  Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A.
  •  Làm tăng hiệu lực hấp thụ các nguyên tố vi lượng khác như Kẽm, Mangan, Bo…

* Khi cây thiếu Cu:

  • Gây biến dạng lá, cây xuất hiện tình trạng chảy gôm.
  • Trì hoãn sự ra hoa và nở hoa.
  • Dễ xuất hiện các vết hoại tử ở trên trái trong thời kỳ ra quả.

Cách Sử Dụng Phân Bón Đa – Trung – Vi Lượng Hợp Lý 

Cho cây ăn nhiều không bằng ăn đủ chất, chính vì vậy, bà con cần bổ sung đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa – trung – vi lượng bằng các dòng phân bón lá thích hợp. Chế Phẩm Đạm Vi Sinh Nutenca 1 của Hoàng Ngưu Sơn là lựa chọn tốt giúp bà con nâng cao năng suất mùa vụ đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất, công sức.

Công dụng của phân bón lá đa – trung – vi lượng

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.
  • Tăng sức đề kháng, giúp cây chống chịu thời tiết, sâu – nấm bệnh tốt hơn.
  • Cây lớn nhanh, khỏe mạnh tự nhiên.
  • Cứng thân, xanh lá, hạn chế nứt cuống.
  • Tăng khả năng ra hoa đậu quả.
  • Tăng chất lượng quả: Quả to đều, mẫu mã đẹp.

Thời điểm cần bổ sung dinh dưỡng đa – trung – vi lượng

  • Bắt đầu sử dụng khi cây được 2-3 lá thật, thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh.
  • Giai đoạn cây ra hoa đậu trái, dưỡng trái.
  • Khi cây gặp tình trạng còi cọc, kém phát triển cần bổ sung ngay với liều lượng hợp lý.
  • Sau khi cây trị bệnh cần phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra, bà con có thể kết hợp với các dòng vi sinh cải tạo đấtkhoáng chất cho đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp quá trình trao đổi chất của cây dễ dàng hơn.

Mọi thắc mắc vui lòng gọi ngay tới hotline 0388 555 522 để được hỗ trợ kịp thời.

Hoàng Ngưu Sơn

Bài viết nên xem:

Ứng dụng chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn trong nông nghiệp hữu cơ

Bài viết mới
Bài liên quan
Get The Latest Updates

Subscribe To Our Weekly Newsletter

No spam, notifications only about new products, updates.

Đăng ký làm đại lý

Hoàng Ngưu Sơn tự hào là một trong những thương hiệu tốt nhất thị trường hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, phân phối và tiêu dùng Chế Phẩm Sinh Học Hữu Cơ. Chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ lớn từ chính bà con nhân dân khắp nước. Để mở rộng thị trường, Hoàng Ngưu Sơn chính thức tuyển đại lý phân bón trên toàn quốc

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn. Hãy đăng ký nhận bản tin