Sử dụng các loại đạm cá để chăm sóc cây trồng hiện đang được nhà nông áp dụng rộng rãi do hiệu quả cao mà lại cực kì an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu sâu hơn về các loại đạm cá hiện có trên thị trường và cách dùng của mỗi loại nhé

Tìm hiểu về các loại đạm cá phổ biến nhất

Đạm cá ủ truyền thống

cách ủ đạm cá tại nhàTự làm đạm cá tại nhà (ảnh: GroupLiên Minh Nông Nghiệp Tử Tế)

Đạm cá truyền thống có thành phần chính là cá tươi hoặc cá xay nhuyễn, được nhà nông ủ với các chế phẩm vi sinh, sau một thời gian ủ (khoảng 25-30 ngày, lâu hơn là 60 ngày) có thể dùng để phun/ tưới cho cây. 

Đạm cá hữu cơ truyền thống chứa các chất dinh dưỡng, vitamin, acid amin thiết yếu cho cây trồng, giúp cây khỏe mạnh, ít bị nấm bệnh, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. 

Việc tự ủ đạm cá tại nhà sẽ giúp bà con nông dân tiết kiệm rất nhiều chi phí phân bón do tận dụng được tất cả phụ phẩm từ cá như đầu, vây, đuôi, nội tạng. Tuy nhiên, sản xuất đạm cá theo phương pháp truyền thống còn tồn tại nhiều nhược điểm như quá trình ủ tạo nhiều mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường sống, chất lượng thành phẩm không hoàn toàn đảm bảo. 

Tham khảo cách ủ đạm cá tại đây

Đạm cá vi sinh

đạm cá vi sinh Ảnh: Hoàng Ngưu Sơn

Nhờ sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ và công nghệ sinh học tiên tiến, đạm cá vi sinh đang dần thay thế đạm cá truyền thống để trở thành lựa chọn mới của nhà nông. 

Khác với đạm cá tự làm thường hay có mùi hôi tanh gây khó chịu, đạm cá vi sinh đã khắc phục được nhược điểm này. 

Ngoài cung cấp các dưỡng chất đa – trung – vi lượng cần thiết cho cây với hơn 17 loại axit amin cùng các vitamin có lơi khác, đạm cá vi sinh còn bổ sung lợi khuẩn, có khả năng phân giải chất hữu cơ khó tan thành chất dễ tan, giúp cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.

Hơn nữa, đạm cá vi sinh góp phần cải tạo đất an toàn mang đến hiệu quả bền lâu, rất phù hợp với những vùng đất bạc màu, khô cằn, thiếu dinh dưỡng. 

Tham khảo lợi ích của đạm vi sinh tại đây

Đạm cá humic

đạm cá humic

Ảnh: Hoàng Ngưu Sơn

Đạm cá Humic cũng là sản phẩm của công nghệ sinh học tiên tiến. Thành phần của đạm cá humic ngoài dưỡng chất đa – trung – vi lượng như N, P, K, Ca, Fe, Mg, B,… cùng với các loại axit amin, vitamin có lợi còn có Kali Humate và Humic Acid, trong đó:

Cách sử dụng các loại đạm cá

Đạm cá truyền thống, đạm cá vi sinh và đạm cá humic được nhiều bà con ưa chuộng vì tác dụng của nó đối với cây trồng rất tốt, vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả.

Đối với đạm cá truyền thống và đạm cá vi sinh, bà con có thể pha 1L đạm cá và 250L nước rồi phun/ tưới trực tiếp vào cây trồng. Với mỗi loại cây sẽ có chu kỳ sử dụng và liều lượng khác nhau. 

Riêng đạm cá humic chỉ dùng để tưới gốc. Bà con pha 1L đạm cá và 150-200 lít nước. 

Khi phun/ tưới đạm cá, bà con cần lưu ý như sau:

Thông thường, sau khi bón đạm cá bà con có thể tiến hành thu hoạch nông sản ngay mà không cần cách ly. Tuy vậy, với loại đạm cá ủ truyền thống, do không kiểm định được chất lượng thành phần, tốt nhất vẫn cần cách ly 7-10 ngày mới thu hoạch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

Mua các loại đạm cá ở đâu tốt nhất?

Đạm cá hữu cơ không khó để tìm mua trên thị trường với đa dạng chủng loại cũng như mức giá. Bà con nên chọn những thương hiệu uy tín để mua được với giá tốt, chất lượng đảm bảo.

Hoàng Ngưu Sơn tự hào là đơn vị đồng hành cùng nhà nông trên khắp cả nước với những sản phẩm đạm cá vi sinh, đạm cá humic, chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất an toàn, chi phí hợp lý. 

Đạm cá Hoàng Ngưu Sơn sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đầy đủ kiểm định về chất lượng nên bà con hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Tham khảo sản phẩm đạm cá tại đây

Với bài viết trên đây, hi vọng rằng có thể giúp ích được bà con lựa chọn được sản phẩm đạm cá uy tín, chất lượng và phù hợp với cây trồng tại nhà. Chúc bà con có mùa vụ bội thu, năng suất.