Bệnh thán thư trên cây ớt gây lo lắng cho bà con đang canh tác. Loại bệnh này không chỉ gây hại tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mà còn làm giảm chất lượng trái trầm trọng, nặng có thể làm mất mùa. Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này cũng như cách phòng trừ hiệu quả.
Mục lục
Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh thán thư trên cây ớt
Bệnh thán thư hại ớt hay còn được gọi là bệnh đốm trái. Bệnh làm hại đến cây trồng, phá hoại các bộ phận từ lá, cành, chồi non và quả non.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng nông sản của bà con.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thán thư trên cây ớt do đâu?
Nguyên nhân gây nên bệnh thán thư hại ớt (ảnh: sưu tầm)
Bệnh thán thư chủ yếu là do các loại nấm thuộc họ Colletotrichum, phổ biến là Nigrum Ell ET Hals và C.Capsici (Syd) Butler and Bisby.
Cả hai loại nấm này đều có làm trái ớt thối rất nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Điều kiện phát sinh bệnh thán thư trên cây ớt
- Bào tử của nấm phát tán nhờ gió và côn trùng trong vườn. Bên cạnh đó, cách tưới tiêu, đặc biệt là kiểu tưới rãnh dễ khiến bệnh lây lan.
- Bào tử của nấm gây ra bệnh thán thư trên cây ớt có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ. Đặc biệt, ở nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C kết hợp với độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để bệnh sinh sôi và phát triển.
- Thông thường, bệnh đốm trái phát triển mạnh từ tháng 5 đến tháng 9, là thời kỳ cây ớt đang thu hoạch quả.
- Những thửa ruộng mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, hệ thống thoát nước kém, bón đạm nhiều cũng khiến cho bệnh phát triển và gây hại nặng.
Cách nhận biết bệnh thán thư trên cây ớt chính xác nhất
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên quả ớt (ảnh: sưu tầm)
Bà con cần nhận biết bệnh sớm để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh thán thư hại ớt gồm:
– Trên lá
Khi mắc bệnh, trên lá cây sẽ có những vết hình tròn hoặc đôi khi sẽ không có những hình dạng nhất định được xếp theo chiều dài của lá.
Lúc đầu, các vết đốm chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá, có màu nâu nhạt rồi sau đó chuyển thành màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.
– Trên cuống lá và thân cây ớt
Tương tự như ở trên lá cây, cuống lá và thân ớt khi bị bệnh cũng có những vết bị lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen.
Khi bị bệnh thán thư, cây kém phát triển, lá vàng và rụng sớm.
– Trên trái
Bệnh đốm trái phát triển làm thối trái hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.
Bệnh thán thư trên cây ớt làm hỏng cả những trái non.
Ban đầu, nó chỉ xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống. Sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi hoặc hình bầu dục có màu vàng nhạt đến trắng xám, đen. Bên trong các vết đốm có những vòng đồng tâm nhô lên và những chấm vàng nhỏ li ti.
Thậm chí, trái ớt sau thi đã được thu hoạch vẫn có thể nhiễm bệnh này.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thán thư trên cây ớt
Để hạn chế bệnh thán thư hại ớt, bà con áp dụng ngay các biện pháp dưới đây:
Biện pháp canh tác
- Khi chọn giống cây để trồng, bà con nên chọn các loại giống sạch bệnh, khỏe. Đây là bước rất quan trọng, bà con không nên sử dụng giống ở vườn cây bị bệnh hoặc mua các loại giống không uy tín.
- Bà con nên xử lý đất thật kỹ trước khi trồng, việc này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở các cây rõ rệt. Tham khảo sản phẩm cải tạo đất đúng cách tại đây.
- Nên vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, thu gom tất cả các trái bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan bởi nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật.
- Phải làm cho ruộng vườn thông thoáng bằng cách không nên trồng ớt quá dày và duy trì dọn cỏ bằng tay hoặc các biện pháp dọn cỏ an toàn, tránh sử dụng thuốc diệt cỏ để hạn chế cây bị ngộ độc. .
- Khi trồng, bà con nên làm luống cao và hệ thống thoát nước tốt. Nên tưới lượng nước vừa đủ khi chăm sóc cây.
- Bón phân cân đối, tuyệt đối không bón nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao bởi nó sẽ khiến lá xanh mướt, tạo cho nấm bệnh thán thư trên cây ớt phát triển mạnh.
- Không nên trồng liền vụ ớt hoặc cà mà bà con nên luôn phiên các cây khác họ.
- Tăng cường bón các loại phân hữu cơ pha trộn với các chế phẩm sinh học cho vườn ớt.
- Thường xuyên đi thăm nom ruộng ớt để phát hiện bệnh đốm trái kịp thời.
Sử dụng chế phẩm trừ nấm vi sinh để phòng trừ ngay từ đầu
Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 có thành phần chính là nấm đối kháng Trichoderma kết hợp với dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, thảo mộc.
Trừ nấm vi sinh tăng cường quản lý nấm hại; ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và phòng trừ các loại bệnh như: đạo ôn, sương mai, héo xanh, héo rũ, xì mủ,…
Cách sử dụng như sau:
- Phun phòng: Pha 100 – 120ml với 18 – 20 lít nước. Cứ 10 – 15 ngày phun phòng một lần kết hợp thêm bám dính
- Đặc trị: 150 – 180ml pha với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 2 – 3 ngày.
Mua chế phẩmTrừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 ở đâu?
Bà con có thể mua Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 tại các cửa hàng phân phối của Hoàng Ngưu Sơn. Trường hợp bà con không có thời gian ra ngoài, có thể đặt online qua các kênh sau nhé:
- Website: Hoàng Ngưu Sơn
- Facebook: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Shopee: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Lazada: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thán thư trên cây ớt giúp bà con hiểu rõ hơn. Việc hiểu và nắm rõ nguồn gốc bệnh giúp bà con phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hoàng Ngưu Sơn xin kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu, nâng cao hiệu quả kinh tế.