Thời tiết vụ mùa thường có những đợt nắng nóng đan xen với những ngày mưa rào là điều kiện rất thuận lợi để các loại bệnh hại lúa phát triển. Nếu không biết các dấu hiệu của từng loại bệnh và cách phòng tránh chúng, có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ lúa đó. Vì vậy trong bài viết này, Hoàng Ngưu Sơn sẽ chia sẻ với bà con nguyên nhân và cách nhận biết một số loài bệnh hại lúa cũng như các biện pháp phòng trừ đúng cách.
Mục lục
TỔNG HỢP MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI TRÊN CÂY LÚA
Bệnh đạo ôn hại lúa
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh:
- Bệnh đạo ôn là một trong các loại bệnh hại lúa phổ biến nhất, bệnh này do nấm Pyricularia Grisea gây ra, thường xuất hiện khi thời tiết thất thường, đặc biệt vào thời điểm có độ ẩm cao kết hợp với sương mù.
- Sử dụng các loại giống bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tàn dư trong đất.
- Trồng lúa với mật độ quá dày hoặc bón quá nhiều phân đạm.
2/ Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lúa:
- Trên lá lúa sẽ có những vết chấm đen chuyển sang hình Oval, có mảng xám trắng ở giữa và viền hẹp, bên ngoài sẽ có màu nâu nhạt. Nếu bị nặng hơn, các vết chấm sẽ liên kết lại với nhau khiến cho lá lúa bị cháy.
- Bệnh cũng xuất hiện ở trên bẹ, cổ và giữa phiến lá. Khi ấy, cổ lá sẽ có màu nâu đỏ sau đó chuyển sang nâu đậm. Nếu bệnh quá nặng thì sẽ làm gãy và hư lá.
- Thân lúa sẽ bị khô và teo lại. Nếu lúa bị đạo ôn vào đang trổ bông thì sẽ xuất hiện tình trạng hạt lép trắng.
- Trên cổ bông và cổ gié sẽ có những vết bệnh màu nâu, khi phát triển nặng sẽ khiến cho cổ bông bị héo hoặc lép hạt trắng.
Bệnh bạc lá lúa (bệnh cháy bìa lá)
Hình ảnh bệnh bạc lá lúa (ảnh: sưu tầm)
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh:
- Tác nhân chính gây ra bệnh bạc lá là do loại vi khuẩn Xanthomonas Oryzae Dowson. Vi khuẩn thường gây bệnh khi thời tiết ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là trong thời tiết ẩm nóng.
- Sử dụng giống lúa bị nhiễm bệnh bạc lá
- Do bà con làm đất không kỹ trước khi cấy, để mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong đất.
- Khi lúa mới lớn, gặp phải thời tiết mưa nhiều rất dễ khiến bệnh phát triển.
- Không cân đối giữa việc bón các loại phân đạm, lân, Kali hoặc bón quá nhiều.
2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cây lúa:
- Bà con có thể nhận thấy bệnh bạc lá trên cây lúa khi thấy lá chuyển màu vàng nhạt hoặc héo xanh.
- Bệnh thường xuất hiện từ các mép lá, lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo đường gân.
- Khi mới chỉ là mạ, bệnh bạc lá thường xuất hiện ở mép lá hoặc mút lá với các độ dài ngắn khác nhau, vết bệnh từ màu xanh, màu vàng rồi chuyển thành nâu bạc và khô héo.
Bệnh vàng lá vi khuẩn trên lúa
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh:
- Đây là một trong các loại bệnh hại lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae và Xanthomonas Oryzicola gây ra.
- Các ruộng lúa thường xuyên bị ngập cũng dế khiến bệnh phát triển.
- Ruộng thâm canh lâu năm, không được bón phân cân đối
2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cây lúa:
Ban đầu, bệnh thường biểu hiện ở các lá lúa với những đường kẻ sọc có độ to nhỏ, ngắn dài khác nhau. Những sọc này dần dần sẽ chuyển sang màu nâu và có viền vàng ở hai bên. Trong trường hợp cây mắc bệnh nghiêm trọng hơn, các sọc sẽ xuất hiện nhiều ở viền vàng và lan rộng ra.
Bệnh khô vằn hại lúa
Hình ảnh bệnh khô vằn hại lúa (ảnh: sưu tầm)
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh:
- Bệnh khô vằn là bệnh hại lúa do loài nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Loài nấm này thường tồn tại trong đất do tàn dư thực vật của mùa trước rồi lây lan qua các con đường tưới nước.
- Bệnh thường phát triển và lan rộng vào thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Do bà con bón quá nhiều phân đạm, gây mất cân bằng sinh học.
2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh hại lúa:
- Khi bị nhiễm bệnh, lá lúa thường có những vết hình bầu dục, màu trắng xám trên bẹ lá. Thông thường, các vết trên lá sẽ không có hình nhất định nhưng đa phần là sẽ bị loang lổ.
- Nếu bà con thấy có lớp hồ bóng bám vào lá lúa như đang phủ một lớp tro mỏng thì có nghĩa là lúa đang mắc bệnh.
- Khi lúa mới trổ bông, bà con sẽ thấy quanh cổ bông có những vết màu xám dài loang ra còn ở giữa lại có màu xanh đậm.
Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa
Hình ảnh bệnh vàng lùn trên cây lúa (ảnh: sưu tầm)
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa:
- Virus Rice Grassy Stunt gây ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa, tác nhân truyền bệnh trung gian là rầy nâu.
- Rầy nâu sẽ truyền bệnh từ cây nhiễm bệnh sang cây khỏe mạnh.
- Với những đồng ruộng bị nhẹ, cây vẫn phát triển nhưng năng suất kém hơn, chất lượng sụt giảm. Nhưng ở những khu vực ruộng nhiễm bệnh nặng thì cây bị vàng, lùn, lụi dần và chết.
2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cây lúa:
- Bệnh vàng lùn: Bụi lúa bị lùn, thấp so với các cây khỏe mạnh, lá chuyển sang màu vàng cam hoặc vàng khô. Lá non có đốm rỉ sắt. Khi nhổ lên, rễ không thị thối, vẫn phát triển bình thường. Mức độ lúa lùn tùy vào thời gian nhiễm bệnh sớm hay muộn.
- Bệnh lùn xoắn lá lúa có biểu hiện như sau: Cả bụi lúa thấp, đến thời kì thu hoạch, lá không đổi màu, vẫn giữ màu xanh. Phần chóp lá xoắn lại và rách dọc theo bìa. Cây đâm chồi ở đốt phía trên. Gân lá sưng to, lúa không trổ đòng được, hạt lúa lép làm giảm năng suất lên đến 80%.
CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN LÚA HIỆU QUẢ
Biện pháp canh tác
- Vệ sinh sạch sẽ tàn dư vụ trước, đặc biệt với đồng ruộng bị nhiễm bệnh.
- Trước khi gieo trồng cần xử lý và cải tạo đất thật kỹ để đất tơi xốp, màu mỡ và ngăn ngừa mầm bệnh. Tham khảo chế phẩm cải tạo đất tại đây.
- Lựa chọn và gieo trồng các giống lúa tốt, có khả năng kháng bệnh, phù hợp với khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của địa phương.
- Xử lý giống trước khi gieo. Có thể ngâm hạt giống với các dòng chế phẩm sinh học có khả năng loại trừ mầm bệnh.
- Không gieo quá dày hạt trên ruộng để tạo độ thông toán và giảm độ ẩm.
- Thường xuyên thăm đồng để kiểm tra và cân bằng mực nước tưới tiêu vào ruộng theo từng giai đoạn phát triển của lúa, tránh ruộng quá khô hoặc quá ẩm.
- Thực hiện nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc – Đúng liều – Đúng lúc – Đúng cách.
- Với ruộng lúa bị nhiễm bệnh: Tiêu diệt ngay những cây bị bệnh và phun phòng cho những cây còn lại. Nếu nhiễm nặng cả ruộng, không có khả năng phục hồi thì phải tiêu hủy bằng cách cày trục cả ruộng để diệt mầm bệnh. Phun thuốc trừ rầy nâu trước khi cày để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng lúa khác.
Sử dụng chế phẩm trừ sâu, trừ nấm vi sinh để phòng trừ ngay từ đầu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc trị các loại bệnh hại lúa, tuy nhiên, nếu không tìm được dòng sản phẩm uy tín, chất lượng sẽ khiến bà con vừa tốn tiền vừa không hiệu quả. Bà con có thể tham khảo hai chế phẩm sinh học của Hoàng Ngưu Sơn, vừa an toàn, vừa mang lại kết quả rất khả quan dưới đây:
Chế phẩm Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 có thành phần chính là vi sinh trừ sâu BT (Bacillus Thuringiensis) và dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, ớt, thảo mộc. Trừ Sâu Vi Sinh giúp bà con tăng cường quản lý sâu hại, diệt trừ các loại sâu, bọ, nhện đỏ, rầy,…
Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 là sự kết hợp của nấm đối kháng Trichoderma và dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, thảo mộc. Trừ Nấm Vi Sinh tăng cường quản lý nấm hại; ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và phòng trừ các loại bệnh như: đạo ôn, sương mai, héo xanh, héo rũ, xì mủ,…
Cách sử dụng như sau:
- Phun phòng: Pha 100 – 120ml trừ nấm + 100 – 120ml trừ sâu với 18 – 20 lít nước. Cứ 10 ngày phun phòng một lần kết hợp thêm bám dính.
- Đặc trị (chỉ phù hợp phun khi có dấu hiệu bệnh nhẹ): 150 – 180ml trừ nấm + 150 – 180ml trừ sâu pha với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 2 – 3 ngày.
Mua chế phẩm Trừ Nấm, Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 ở đâu?
Bà con có thể mua Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 và Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 tại các cửa hàng phân phối của Hoàng Ngưu Sơn. Nếu bà con không có thời gian ra ngoài, có thể đặt online qua các kênh sau nhé:
- Website: Hoàng Ngưu Sơn
- Facebook: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Shopee: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Lazada: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
Trên đây là tổng hợp các loại bệnh phổ biến trên cây lúa. Hi vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bà con nhận biết dấu hiệu các bệnh và đưa ra các biện pháp phòng trừ đúng cách để có mùa lúa năng suất, bội thu.