Môi trường đất chứa không ít các yếu tố dinh dưỡng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mỗi loại cây sẽ thích ứng với từng loại môi trường đất khác nhau. Kiểm tra đặc tính của đất sẽ là một việc làm cần thiết để đảm bảo năng suất mùa vụ và pH đất là thước đo đánh giá chất lượng đất. Vậy độ pH đất là gì? Tại sao phải đo pH đất thường xuyên? Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.
pH đất là gì?
pH là chỉ số cho biết mức độ chua (axit) hoặc kiềm (bazơ) của đất.
Độ pH của đất cho biết nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất. Thông thường pH nằm trong phạm vi từ 0 đến 14, đất có tính axit (đất chua) khi pH từ 0 đến pH <7, pH = 7 là đất trung tính, pH > 7 đất có tính kiềm (dựa trên thang đo pH ).
Độ pH của đất được coi là một yếu tố quan trọng trong đất vì nó liên quan trực tiếp đến cây trồng.
pH đất ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học trong đất và lượng dinh dưỡng bằng cách kiểm soát dạng hóa học của các chất.
Do đó, độ pH đất có tác động rất lớn đến quá trình phát triển bình thường của cây.
Ảnh: Sưu tầm
Tại sao phải thường xuyên đo pH đất?
Không phải loại đất nào cũng phù hợp với tất cả cây trồng và ngược lại. pH đất phù hợp là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt bởi vì pH đất hỗ trợ sự hấp thu chất dinh dưỡng cho cây. Do đó, việc kiểm tra độ pH sẽ giúp ích cho nhà nông trong việc lựa chọn giống và cải tạo đất phù hợp.
Việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là bước không thể thiếu trong trồng trọt. Xác định đúng độ pH đất sẽ tác động đến quyết định lựa chọn của nhà nông. Nhà nông sẽ phải thay đổi loại cây hoặc có những biện pháp cải tạo đất để cây phát triển thuận lợi.
Bên cạnh đó, một số loại đất sẽ cần các chất hỗ trợ như phân bón, chất điều chỉnh pH đất để cây trồng sinh trưởng tốt. Chính vì thế, đo độ pH có thể giúp nhà nông biết được cần chọn loại phân thuốc nào với hàm lượng ra sao.
Ảnh: Pixabay
Những yếu tố ảnh hưởng tới độ pH đất
Thời tiết
Lượng mưa hằng năm có tác động không nhỏ đến độ pH của đất. Mưa nhiều sẽ có thể rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Nhiều chất mang tính kiềm vì thế cũng bị trôi khỏi đất, khiến đất sẽ trở nên axit hơn.
Thậm chí, nếu lượng mưa nhiều gây ngập úng, độ pH trong đất có thể giảm khiến đất trồng chua dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, nếu lượng mưa quá ít, khí hậu khô cằn thì đất sẽ mang nhiều tính kiềm hơn. Bởi vì đất thiếu nước, nồng độ khoáng và muối cao hơn làm tăng pH.
Phân bón
Phân bón cũng tác động không nhỏ đến chất lượng của đất, thông thường có hai loại chính là phân vô cơ và phân hữu cơ.
Phân vô cơ như Đạm, Lân, Kali… Bón phân vô cơ nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình chua hóa đất trồng làm đất chai cứng, thời gian dài có thể trở thành đất chết không còn canh tác được. Chính vì thế khi bón phân vô cơ cần để ý liều lượng không được lạm dụng.
Phân hữu cơ từ phân chuồng, cây họ đậu, chất hữu cơ … Bón phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và là môi trường để vi sinh vật có lợi phát triển bảo vệ cây và phục hồi đất cân bằng pH.
Để pH đất ổn định cần cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ sao cho phù hợp giúp vừa giảm chi phí, đảm bảo năng suất và canh tác được bền vững.
Loại đất
Những loại đất khác nhau như đất sét, đất bazan, đất cát… có thể sẽ quyết định tính axit hoặc kiềm của đất. Đất với nhiều khoáng sét sẽ mang tính axit nhiều, trong khi đất với nhiều đá vôi sẽ mang nhiều tính kiềm hơn. Cấu trúc của đất trồng cũng sẽ quyết định độ khó dễ của việc cải tạo đất, điều chỉnh giá trị pH của đất.
Độ pH và những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất sẽ giúp nhà nông có cái nhìn tổng quát về việc gieo trồng. Kiểm tra thường xuyên độ pH đất sẽ giúp nhà nông có những biện pháp xử lý, cải tạo đất phù hợp.
Bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn để cung cấp các chất dinh dưỡng và cân bằng pH cho đất. Qua đó có thể tạo môi trường sống thuận lợi cho cây trồng giúp tối ưu chi phí và nâng cao năng suất.
Mọi thắc mắc vui lòng gọi ngay tới hotline 0388 555 522 để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết nên xem: