4 biện pháp cải tạo đất mặn đảm bảo hiệu quả cho bà con nông dân

các biện pháp cải tạo đất mặn hiệu quả

Nhiều tỉnh nước ta có bờ biển trải dài rất phù hợp để phát triển ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nông nghiệp lại gặp nhiều khó khăn do tình trạng nhiễm mặn khiến cây trồng không thể phát triển. Để đảm bảo kinh tế cho bà con nông dân, việc áp dụng các biện pháp cải tạo đất mặn là rất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Lý do khiến đất nhiễm mặn

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đất nhiễm mặn tại nước ta đó là sự xâm thực của nước biển, điển hình như các tỉnh Thái Bình, Nam Định hay khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Không chỉ nhiễm mặn trực tiếp bởi nước biển, đất cũng có thể bị nhiễm mặn gián tiếp thông qua các mạch nước ngấm. Một số mạch nước gần biển qua thời gian bị ngấm và tích tụ các chất gây mặn, khi mực nước dâng cao lan lên mặt đất sẽ gây ảnh hưởng đến đất trồng. 

Nguyên nhân cuối cùng xuất phát từ yếu tố canh tác của con người. Trong quá trình khai thác nông nghiệp, nhà nông vì thiếu kiến thức nên sử dụng trực tiếp nước sông đầu nguồn để tưới tiêu. Nước này chứa quá nhiều muối khoáng làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong đất, lâu dần khiến đất nhiễm mặn.

Ngoài ra, do nguồn nước sông không được bảo vệ, không có hệ thống mương máng, đê điều phù hợp nên vào mùa khô, mực nước hạ thấp tạo điều kiện cho nước biển xâm lấn. Nếu không có các biện pháp cải tạo đất mặn phù hợp, chất lượng đất sẽ ngày một kém đi.

các biện pháp cải tạo đất mặnẢnh: Sưu tầm

Tác hại của đất nhiễm mặn đối với cây trồng

Đất nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ cây.

Nồng độ muối trong đất cao làm rễ cây không thể hút nước và các chất dinh dưỡng vào bên trong, trong khi đó, quá trình thoát hơi nước ở lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng đến các hoạt động sinh lý của cây, gây ức chế sinh trưởng.

Khi đất nhiễm mặn nặng, cây bị ngộ độc, sức đề kháng giảm dần, việc này tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh hại xâm nhập và tấn công khiến cây cháy lá, rụng lá, thậm chí là chết dần.

biện pháp cải tạo đất mặn quan trọngẢnh: Sưu tầm

5 biện pháp cải tạo đất mặn tốt cho sản xuất nông nghiệp

Đất mặn là loại đất chứa nhiều muối tan, nồng độ lên đến khoảng 2,56% khiến đất thiếu đạm, nghèo mùn, gần như không có vi sinh vật hoặc vi sinh vật bị suy yếu, hoạt động kém. Thành phần cơ giới đất nặng, tỷ lệ sét cao, từ 50-60%, dễ khô hạn.

Đất nhiễm mặn tăng áp suất thẩm thấu so với đất nông nghiệp thông thường làm đất hút nước mạnh hơn. Khi đó, rễ cây hút nước kém đi, dẫn đến tình trạng cây thiếu nước, khô héo, chết hoặc cho sản lượng rất thấp.

Bởi vậy, bà con cần nắm vững các biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng sau:

Biện pháp thủy lợi

Đây là một trong những biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng nhất. Xây dựng tốt máng mương, đê điều để ngăn thủy triều, gió bão, sóng lớn đưa nước mặn vào đất liền. Song song với đó, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu dẫn nước ngọt thẳng vào vùng ngập mặn, kết hợp cả nước mưa lẫn nước tưới để rửa mặn cho đất. Muối trong đất mặn chủ yếu là muối tan như sulfate Na, Mg, Ca nên rửa trôi khá dễ dàng.

Nếu đất nhiễm mặn do nước ngầm, cần tiến hành tiêu bớt nước đi, sao cho hạ thấp mực nước ngầm về ngưỡng cho phép. 

Tác dụng của biện pháp cải tạo đất mặn không thể bàn cãi, phòng bệnh hơn chữa bệnh là trên hết. Kể cả những vùng chưa ngập mặn nhưng đang có nguy cơ cũng cần thực hiện sớm để bảo vệ diện tích đất nông nghiệp.

Biện pháp canh tác

Bà con phải cày sâu, xới kỹ nhưng không lật đất, cốt yếu làm đứt mao quản, đẩy muối lên bề mặt. Bên cạnh đó, dùng kỹ thuật cày phá đáy để tầng đế tơi xốp, thoáng khí, giải phóng toàn bộ CaCO3 và CaSO4, giảm độ khô hạn cho đất.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ chuyên trồng một loại cây, nhà nông nên chủ động canh tác luân canh.

Ở một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bà con thường áp dụng mô hình lúa – cá, lúa – tôm. Đây là một giải pháp canh tác mới mẻ, sáng tạo và đem đến hiệu quả cao.

Tuy nhiên, hiện tại vì tình hình đất nhiễm mặn nặng hơn nên mô hình tôm – lúa ở các tỉnh không còn duy trì được. Thay vào đó, họ chuyển sang trồng cỏ cho chăn nuôi vì mức độ chịu mặn của mô hình này là cao hơn so với trồng lúa nước ban đầu.

Biện pháp hóa học

Biện pháp cải tạo đất mặn bằng hóa học được bà con áp dụng nhiều nhất là bón vôi bột. Trong vôi bột chứa Ca+ sẽ phản ứng với Na+ trong keo đất, giải phóng thành phần muối, giúp công tác rửa mặt diễn ra thuận lợi hơn. Bón vôi cho đất mặn có tác dụng cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định cho đất. 

Ngoài bón vôi bà con có thể bón phân lân nung chảy, hay còn được gọi là Photphat canxi magiê. Sau khi bón phân hóa học vẫn phải bổ sung thêm phân hữu cơ, mùn, phân xanh để tạo độ phì nhiêu.

Biện pháp sinh học

Đất mặn kén cây trồng nên cần áp dụng luân canh các giống cây có khả năng chịu mặn tốt để vừa duy trì nông nghiệp, vừa cải tạo đất tự nhiên. Đây cũng là biện pháp cải tạo đất mặn hiệu quả. 

Theo kinh nghiệm của nhà nông đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trồng theo thứ tự thủy hải sản – cói – cây lương thực hỗ trợ rất nhiều cho công tác chống mặn. Một số giống cây khác như cỏ chỉ, cỏ nước mặn, bồn bồn cũng sinh trưởng được trên đất mặn, lại có giá trị kinh tế hoặc làm thức ăn chăn nuôi. Bà con cân nhắc dựa trên cơ cấu nông nghiệp địa phương để nhân giống loại cây phù hợp.

Sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất mặn

Ngoài các biện pháp cải tạo đất mặn hiệu quả trên, bà con có thể sử dụng các dòng chế phẩm vi sinh để cải thiện tình hình đất đang bị nhiễm mặn.

Chế phẩm chứa các vi sinh vật có lợi phân giải chất hữu cơ khó tan, phân giải photpho dưới dạng dễ hấp thu cho cây trồng, giúp cây tái tạo năng lượng và tăng đề kháng. Từ đó, cây có khả năng chịu mặn hơn.

Biện pháp cải tạo đất mặn bằng chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn hiện là một trong những lựa chọn hàng đầu được nhà nông tin tưởng, bao gồm EM vi sinh cải tạo đất Biomenca 1Khoáng chất cho đất Haxenca 1, hỗ trợ xử lý rất nhiều vấn đề liên quan đến đất mặn như:

  • Bổ sung mùn, khoáng chất và vi sinh vật có lợi.
  • Cân bằng độ pH.
  • Giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt.
  • Thành phần 100% hữu cơ an toàn, không tồn dư độc hại, không ảnh hưởng đến mô hình nuôi trồng thủy hải sản của bà con.

Với 5 biện pháp cải tạo đất mặn hiệu quả trên, bà con có thể áp dụng ngay tại khu vực đất trồng bị nhiễm mặn của nhà mình để giảm thiểu chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bài viết mới
Bài liên quan
Get The Latest Updates

Subscribe To Our Weekly Newsletter

No spam, notifications only about new products, updates.

Đăng ký làm đại lý

Hoàng Ngưu Sơn tự hào là một trong những thương hiệu tốt nhất thị trường hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, phân phối và tiêu dùng Chế Phẩm Sinh Học Hữu Cơ. Chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ lớn từ chính bà con nhân dân khắp nước. Để mở rộng thị trường, Hoàng Ngưu Sơn chính thức tuyển đại lý phân bón trên toàn quốc

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn. Hãy đăng ký nhận bản tin