Hiện nay, các mô hình trồng dưa lưới thường tận dụng lại giá thể của vụ trước để trồng cây mới. Phương pháp này giúp bà con tiết kiệm được một phần chi phí và công sức. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bà con cần xử lý giá thể trồng dưa lưới đúng cách để hạn chế nấm bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp quy trình xử lý đơn giản để bà con dễ dàng áp dụng tại vườn của mình.
Mục lục
Vì sao nên xử lý giá thể trồng dưa lưới tái sử dụng?
Đối với các nhà vườn thương mại, tái xử lý giá thể trồng dưa lưới là cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí nhân công, nguyên liệu đầu vào. Chỉ cần phối trộn 1 lần, giá thể có thể sử dụng được trong 3-5 vụ tiếp theo. Một số khảo sát đã cho thấy, xử lý giá thể đúng cách giúp nhà nông tiết kiệm lên đến 25-30% chi phí cho việc vận chuyển, phơi ủ, đóng gói giá thể mới.
Thế nhưng, giá thể đã qua sử dụng thường chứa tồn dư phân bón, xác thực vật, là nơi thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển. Vì vậy, cần xử lý giá thể để mùa sau dưa vẫn cho quả tốt, chất lượng trái không suy giảm cũng như bảo vệ vườn khỏi sự đe dọa của dịch bệnh.
Quy trình xử lý giá thể trồng dưa lưới tái sử dụng
Trước đây, khi xử lý giá thể trồng dưa lưới, bà con sẽ tháo dỡ toàn bộ giá thể cũ và đem ngâm ủ, xử lý bằng hóa chất nhằm triệt tiêu mầm bệnh. Tuy nhiên, cách này tồn tại nhiều nhược điểm như mất nhiều thời gian, tốn nhân công cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường.
Trong bài viết này, Hoàng Ngưu Sơn sẽ hướng dẫn bà con quy trình xử lý đã được cải tiến đơn giản, dễ thực hiện, sử dụng chế phẩm sinh học cực kỳ an toàn. Các bước cụ thể như sau:
Vệ sinh giá thể
Kết thúc vụ trồng, tiến hành thu dọn sạch toàn bộ tàn dư, cây cỏ dại của vụ trước. Bà con lưu ý làm càng sớm càng tốt, khi các gốc dưa vừa thu hoạch vẫn còn tươi. Để lâu thân cây khô héo lại sẽ rất khó thao tác, tốn nhiều thời gian.
Khi nhổ bỏ tàn dư thực vật, cần làm cẩn thận để hạn chế giá thể văng ra ngoài, sau này sẽ cần bổ sung nhiều hơn đồng nghĩa với chi phí cao hơn.
Sau khi thu gom được hết thân, rễ dưa cũ cùng cỏ dại, bà con đem ra khỏi vườn và tiêu hủy. Vệ sinh quét dọn kỹ khu vực vườn trồng rồi mới bắt đầu xử lý giá thể.
Cải tạo giá thể trồng dưa lưới
Tập kết toàn bộ bầu giá thể trong vườn thành hàng hoặc vị trí thuận tiện, bà con có thể dùng nước vôi trong (khoảng 2- 3%) xả vào từng bầu. Khi xả nước vôi, chú ý không xả mạnh và không để nước tràn ra ngoài. Sau đó, dùng màng nilon đen đậy kín bầu, đem ủ trong ít nhất 20 – 25 ngày để triệt tiêu mầm bệnh. Màng nilon đen hấp thụ nhiệt tốt nên sẽ duy trì được nhiệt độ lý tưởng trong từng bầu giá thể.
Khi ủ vôi đủ thời gian, bà con rửa lại bầu bằng nước sạch với tỉ lệ như khi tưới vôi ban đầu.
Tiếp theo, pha chế phẩm EM vi sinh cải tạo đất Biomenca1 theo liều lượng 100-120 ml/18-20 lít nước và phun đều lên mặt bầu.
Tưới xong, lại tiếp tục đậy màng nilon đen và ủ thêm 7-10 ngày nữa để vi sinh vật được kích hoạt và hoạt động tốt, sản sinh đủ mùn, khoáng chất cho giá thể.
Kết thúc 7 ngày ủ chế phẩm sinh học, bà con đo nhiệt độ bầu. Nếu đạt từ 40-60 độ là có thể gỡ màng phủ để bón phân hữu cơ.
Lưu ý: Đối với phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng, trước khi đem bón cho cây, cần được ủ hoại mục
Tiến hành trồng cây
Giá thể trồng dưa lưới khi đã được tái xử lý đủ bước đem xếp vào vị trí cũ, bổ sung thêm mùn dừa nếu cần thiết, lắp lại hệ thống tưới tiêu, kiểm tra đủ độ ẩm.
Các tiêu chí đã đảm bảo hết, bà con tiến hành trồng cây như bình thường. Nên dùng cây con đã được ươm khỏe mạnh, lên 2 lá mầm để trồng sẽ tốt hơn.
Trồng trực tiếp bằng hạt đôi khi năng suất giảm do bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ nảy mầm, cũng như không đảm bảo hoàn toàn được sức đề kháng của cây dưa lưới non.
Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý giá thể trồng dưa lưới với các lưu ý cụ thể cho bà con. Mong rằng, bà con sẽ áp dụng đúng để thu hoạch được những vụ dưa bội thu, trái ngọt, giá trị kinh tế cao.