Các loại cây có múi thường xuyên bị rệp sáp tấn công. Chúng làm cho trái không phát triển, hút hết các chất dinh dưỡng, làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Rệp sáp trên cây có múi trở thành mối lo hàng đầu của bà con khi canh tác. Nhằm giúp bà con canh tác dễ dàng hơn, Hoàng Ngưu Sơn giới thiệu tới bà con cách nhận biết và phòng trừ rệp sáp hiệu quả tại bài viết dưới đây, mời bà con tham khảo.
Mục lục
Đặc điểm của loài rệp sáp trên cây có múi
Rệp sáp hại cây có múi (ảnh: sưu tầm)
Rệp sáp là một trong những loại gây hại bậc nhất cho cây trồng. Chúng thường xuất hiện trên cây có múi và rất nhiều cây ăn trái khác.
Một số loại rệp sáp hại cây có múi như rệp sáp vảy, rệp sáp đen, phổ biến nhất là rệp sáp phấn.
Rệp sáp phấn có đặc điểm cơ thể là hình bầu dục, hơi tròn, được phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, không có cánh, rìa cơ thể có nhiều sợi tua.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn, rệp sáp phát triển mạnh. Tuy có vòng đời ngắn nhưng khả năng sinh sản rất cao.
Rệp sáp hại cây có múi như thế nào?
Ở mỗi giai đoạn, loài rệp này lại có cách gây hại cây trồng khác nhau. Bà con cần tìm hiểu kỹ để đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Giai đoạn ký sinh
Đây là giai đoạn rệp thường tập trung ở giữa gốc, mặt đất hoặc những khe, rãnh trên cây.
Chúng cũng có thể nằm ở dưới đất sau đó phát triển lên rễ cây.
Loại này gây ăn mòn rễ cây từ khi còn non cho đến khi rễ cây chết hoàn toàn.
Giai đoạn trưởng thành
Vào giai đoạn này, rệp sáp xuất hiện nhiều ở các lá cây, cuống hoa. Đến khi hoa nở thành quả, chúng sẽ hút sạch nhựa ở cuống làm cho quả nhỏ, kém phát triển làm giảm chất lượng quả.
Nhìn chung, rệp sáp trên cây có múi là loài ký sinh ăn tạp, chúng gây hại nặng nề cho cây khiến sản lượng nông sản không cao, khó bán.
Dấu hiệu nhận biết cây bị nhiễm bệnh rệp sáp
Rệp sáp trên cây cam (ảnh: pixabay)
- Các loài rệp sáp đều có chu kỳ sống khá ngắn nhưng khả năng sinh trưởng cao, nếu ở trong môi trường tốt, chúng sẽ phát triển và lan rộng.
- Cả ấu trùng và thành trùng của loài này đều có đầu chích hút lá, cành, trái và cuống trái. Nên khi bị nhiễm bệnh nặng, lá cây vàng, rụng, cành khô và chết, trái cây cũng có thể bị biến màu rồi rụng.
- Loài rệp sáp thường gây hại vào mùa hè, mật ngọt do chúng tiết ra làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp trên cây có múi hiệu quả
Biện pháp canh tác
Để loại bỏ loài rệp sáp gây hại này, khi canh tác, bà con cần chú ý thực hiện như sau:
- Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán cây
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời, đặc biệt là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông non
- Nếu có rệp sáp ở dưới gốc, bà con nên xới nhẹ đất xung quanh gốc cây và tưới đẫm nước vào gốc.
Biện pháp phòng trừ bằng nước rửa chén, thuốc lào, chế phẩm sinh học
1/ Sử dụng nước rửa chén để phòng trừ rệp sáp ở cây có múi
- Bà con dùng 30ml nước rửa chén hòa với 500ml nước theo tỷ lệ 3 nước sôi và 2 nước lạnh.
- Cho dung dịch vào bình xịt hoặc bình phun thuốc trừ sâu.
- Bà con chỉ cần phun trực tiếp lên những chỗ có rệp, thường thì sau 1 lần phun là rệp sáp sẽ chết.
Lưu ý: Nên phun vào khoảng 17h chiều để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là rẻ, dễ làm, nhanh và an toàn với người sử dụng.
2/ Sử dụng thuốc lào để trị rệp sáp
Có nhiều cách để bà con có thể chế biến thuốc lào thành dung dịch phòng trừ rệp sáp hại cây có múi, dưới đây là cách dễ nhất.
- Bà con lấy 500g thuốc lào ngâm với 1 lít nước sôi trong khoảng 24 – 48 tiếng.
- Sau đó, bà con lọc lấy nước, hòa với 10 – 30ml nước rửa chén để phun lên những chỗ bị rệp tấn công.
Thuốc lào có chứa chất kiềm thực vật như Nicotin, Nornicotin và có tính cay nóng nên được coi là thuốc trị rệp sáp trên cây có múi hiệu quả.
3/ Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học
Chế phẩm Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 có thành phần chính là vi sinh trừ sâu BT (Bacillus Thuringiensis) kết hợp với dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, ớt, thảo mộc.
Trừ sâu vi sinh tăng cường quản lý sâu hại và diệt trừ các loại côn trùng này nhanh chóng chỉ sau 2-3 lần phun.
+ Cách sử dụng như sau:
- Phun phòng: Pha 100 – 120ml với 18 – 20 lít nước. Cứ 7-1 0 ngày phun phòng một lần.
- Đặc trị (chỉ áp dụng khi cây mới xuất hiện sâu hại): 150 – 180ml pha với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 1 – 2 ngày.
+ Mua chế phẩm Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 ở đâu?
Bà con có thể mua Chế phẩm Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 tại các cửa hàng phân phối của Hoàng Ngưu Sơn. Ngoài ra, trường hợp bà con không có thời gian ra ngoài, có thể đặt online qua các kênh sau nhé:
- Website: Hoàng Ngưu Sơn
- Facebook: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Shopee: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Lazada: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
Trên đây là một số thông tin hữu ích Hoàng Ngưu Sơn cung cấp tới bà con về loài rệp sáp cũng như cách phòng trừ rệp sáp trên cây có múi. Hy vọng bà con áp dụng thành công để có những vụ mùa bội thu.