Bệnh đốm lá hoa hồng là một loại bệnh phổ biến trên hoa hồng. Bệnh này do nấm Diplocarpon rosae gây nên, chúng phát triển mạnh khi gặp thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, bệnh làm cây suy yếu, lá rụng dần và hoa nở ít khiến chất lượng cây không đảm bảo.
Vậy triệu chứng của bệnh đốm đen hoa hồng là gì? Làm thế nào để phòng trừ bệnh này?
Mục lục
Bệnh đốm lá hoa hồng là bệnh gì? Dấu hiệu và nguyên nhân
Bệnh đốm đen hoa hồng (ảnh: sưu tầm)
Bệnh đốm lá hoa hồng có tên khoa học là Diplocarpon Rose là một trong những loại bệnh nấm cực kỳ phổ biến tại các vườn hoa hồng.
Bệnh này do một loại nấm gây ra, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ấm áp hoặc ẩm ướt. Những đốm lá thường có màu đen với các kích thước to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá hoa hồng
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá hoa hồng (ảnh: sưu tầm)
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đốm lá hoa hồng như:
- Lá cây bị đốm đen chủ yếu là do loại nấm Diplocarpon rosae gây nên. Loại nấm này tồn tại nhiều trong đất, nếu không xử lý đất trước khi trồng mới, cây dễ bị nhiễm bệnh.
- Thời tiết mưa nhiều, sương mù khiến nước đọng lại trên lá hoặc do tưới nhiều nước cho cây vào buổi chiều khiến cây quá ẩm ướt dẫn đến bệnh đốm lá.
- Bón phân không cân đối, bón nhiều đạm làm cây ngộ độc, thậm chí là chết.
- Mật độ trồng hoa hồng khá dày, kém thông thoáng.
- Nước bà con dùng để tưới cây không sạch, có chứa nguồn bệnh.
- Thời tiết nắng nóng kéo dài hoặc nắng mưa thất thường cũng gây ra bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm lá trên cây hoa hồng
Dấu hiệu bệnh đốm đen hoa hồng (ảnh: sưu tầm)
- Dấu hiệu nhận biết đầu tiên về bệnh đốm đen hoa hồng là trên lá có nhiều đốm đen. Bệnh này thường xuất hiện ở mặt trên của lá nhưng một số trường hợp vẫn có ở mặt dưới. Đặc biệt, ở phần rìa của những vòng tròn lá thường có lông hoặc bị rách, chúng thường được bao quanh bởi một lớp vòng có màu vàng.
- Các lớp lá dưới thường bị nhiễm bệnh trước, sau đó mới di chuyển lên lá phía trên. Khi bị nặng hơn, lá bắt đầu rụng xuống.
- Đối với những cây non, khi mắc bệnh chúng sẽ có những mụn nước màu đen hoặc là tím sẫm trên lá cây. Thậm chí, chúng còn xuất hiện ở trên hoa với những đốm màu đỏ. Các cây nhiễm bệnh thường không có lá hoặc có ít nụ hoa.
Bệnh đốm đen hoa hồng thường xảy ra ở cây già trước, sau đó lây lan ra các cây con rồi phủ toàn bộ vườn.
Nếu không phát hiện sớm và tìm các biện pháp phòng trừ kịp thời, cả vườn trở nên nặng hơn, mất sức sống và dễ bị sâu bệnh khác tấn công.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đốm đen hoa hồng tại vườn
Phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng (ảnh: sưu tầm)
Kiểm soát môi trường trồng cây: Đất, nước, không khí
Mầm bệnh đốm đen có thể tồn tại sẵn trong đất, đan xen cả trên lá và thân cây.
Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là trời mưa ẩm, các mầm bệnh tiếp xúc với cây hoa hồng bằng cách bắn vào trong những giọt nước.
Cách phòng ngừa bệnh trên cây hoa hồng đầu tiên là đặt cây ở những vị trí nhiều nắng, đất trồng phải được xử lý nấm bệnh, vườn có khả năng thoát nước tốt, không bị ẩm ướt.
Thường xuyên cắt tỉa những lá cây, cành cây già để mở rộng khoảng trống giữa các cây với nhau, tránh tình trạng lây lan bệnh trong cùng một vườn.
Lựa chọn giống hoa có khả năng kháng bệnh cao
Những loại cây có khả năng kháng bệnh cao sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Một số giống hoa hồng khỏe, chất lượng như hồng cổ Sapa, Hải Phòng,…rất được ưa chuộng.
Tưới nước cho cây đúng cách
Để tránh tình trạng lá ướt khi tưới nước hoặc gặp thời tiết mưa, bà con nên để cây ở những vị trí có nhiều nắng, tránh hạn chế sự tác động của mưa.
Thường xuyên cắt tỉa cây trong vườn
Kiểm tra vườn thường xuyên, cắt tỉa những lá xuất hiện nấm bệnh.
Trong trường hợp bệnh đã lan ra cả vườn thì phải sử dụng thuốc đặc trị bệnh đốm lá hoa hồng.
Khi cắt tỉa, cần khử trùng các dụng cụ bằng dung dịch cồn hoặc thuốc tẩy 10% để tránh lây lan từ cây này sang cây khác.
Sử dụng Trừ Nấm Vi Sinh Hoàng Ngưu Sơn
Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 là sự kết hợp của nấm đối kháng Trichoderma và dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, thảo mộc.
Trừ Nấm Vi Sinh tăng cường quản lý nấm hại; ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và phòng trừ các loại bệnh như: đạo ôn, sương mai, héo xanh, héo rũ, xì mủ, đốm lá,…
Cách sử dụng như sau:
- Phun phòng: Pha 100 – 120ml với 18 – 20 lít nước. Cứ 10 ngày phun phòng một lần kết hợp thêm bám dính.
- Đặc trị (chỉ phù hợp phun khi có dấu hiệu bệnh nhẹ): 150 – 180ml với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 2 – 3 ngày.
Mua chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 ở đâu?
Bà con có thể mua Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 tại các cửa hàng phân phối của Hoàng Ngưu Sơn. Nếu bà con không có thời gian ra ngoài, có thể đặt online qua các kênh sau nhé:
- Website: Hoàng Ngưu Sơn
- Facebook: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Shopee: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Lazada: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
Việc phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn nếu bà con nắm vững nguyên nhân và dấu hiệu bệnh. Lựa chọn phương pháp phòng ngừa bệnh còn dựa vào mức độ bệnh đốm lá hoa hồng tại vườn của bà con.