Độ pH đất được xem là chỉ số quan trọng thường được dùng để đánh giá chất lượng đất trồng. Nếu đất có độ pH thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, từ đó làm năng suất mùa vụ sụt giảm. Vậy nguyên nhân khiến đất có độ pH thấp là gì? Có những biện pháp nào khắc phục được tình trạng trên? Hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu rõ hơn về 4 cách làm tăng độ pH của đất dưới đây nhé.
Mục lục
pH đất thấp và nguyên nhân gây pH đất thấp
Độ pH đất thấp là bao nhiêu?
Đất có pH thấp hay đất chua có độ pH < 5.5.
Khi pH đất quá thấp (đất quá chua), cây trồng sẽ khó hấp thụ dinh dưỡng qua rễ.
Việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề như vàng lá, còi cọc và giảm tỷ lệ ra hoa đậu quả trên cây.
Nguyên nhân đất có độ pH thấp
Rất nhiều nguyên nhân khiến đất có độ pH thấp, có thể kể đến như:
1/ Tính chất đất
Ngay từ ban đầu, đất đã có tính chua, chẳng hạn như đất phèn ở các tỉnh ĐBSCL. Nhóm đất này chiếm diện tích lớn nhất tại khu vực này.
2/ Lượng mưa axit ngày càng tăng
Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH < 5,5.
Mưa axit ảnh hưởng cực kỳ xấu tới đất. Khi mưa axit xuất hiện nhiều, lượng nước mưa ngấm xuống đất tăng sẽ ngày càng làm đất chua hơn, đồng thời rửa trôi các dưỡng chất cần thiết cho cây như Ca, Mg,… làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển
3/ Mất lớp thảm thực vật
Khi đất không có lớp thảm thực vật che phủ phía trên cùng với tác động tiêu cực từ thời tiết, khí hậu, đất sẽ nhanh chóng bị xói mòn, thoái hóa.
Hơn nữa, mưa càng nhiều thì tốc độ rửa trôi dinh dưỡng trong đất càng nhanh.
4/ Cây lấy nhiều dinh dưỡng từ đất
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây hấp thu nhiều dinh dưỡng dạng ion dương, ví dụ như Na+, Ca+, K+,…mà không có sự bù đắp thường xuyên làm cho chất kiềm trong đất giảm dần và đất hóa chua.
5/ Đất không thoáng khí: Đất nén quá chặt, thiếu oxy, làm quá trình phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, từ đó sinh ra các axit hữu cơ làm cho đất chua.
6/ Lạm dụng phân bón hóa học
Việc bón phân hóa học không hợp lí khiến đất trở nên chai cứng, kém dinh dưỡng.
Đặc biệt với các dòng phân mang gốc axit như Supe Lân, SA, phân chứa lưu huỳnh (S) khi bón nhiều cho cây cũng làm chua đất nhanh chóng.
4 cách làm tăng độ pH đất
Sử dụng vôi
Vôi bột là vật liệu quen thuộc thường được dùng để khử trùng và cải thiện độ pH đất. Cần xác định rõ tính chất của đất trồng trước khi bón vôi để chọn được loại vôi phù hợp.
Có rất nhiều loại vôi khác nhau nhưng hiệu quả nhất vẫn là nước vôi trong và vôi dolomite.
Nước vôi trong là vôi đã ngậm đủ nước ở thể dễ hòa tan nên ngấm vào đất nhanh, giúp thay đổi pH đất tương đối nhanh chóng. Nhà nông nên bón vôi này cho nhóm đất cực chua, độ pH dưới 4.5.
Vôi dolomite là cách làm tăng độ pH của đất thiếu magie. Vôi dolomite chứa nhiều vi chất khác mà đất đang thiếu hụt như Canxi, Magie. Với đất thừa magie, không nên chọn vôi dolomite vì có thể khiến cây bị ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng.
Nếu chọn cách làm tăng độ pH của đất này, bà con lưu ý bón cho đất trước khi gieo trồng ít nhất 30 ngày, lý tưởng từ từ 2-3 tháng. Như vậy, đất mới có đủ thời gian để phản ứng và thay đổi độ pH.
Bón vôi bột cần có thời gian để phát huy công dụng, nhưng nhìn chung chi phí thấp, thực hiện dễ, là phương pháp truyền thống được bà con áp dụng rộng rãi.
Ngoài 2 loại vôi nông nghiệp kể tên ở trên, còn có vôi từ vỏ hàu, vôi vỏ trứng cũng có thể dùng để nâng pH đất. Vôi hữu cơ hàm lượng Canxi cao, dễ hòa trộn và chuyển hóa vào đất, đồng thời an toàn cho người dùng. Nhược điểm là 2 loại vôi này không phổ biến, chỉ phù hợp cải tạo trên diện tích đất trồng nhỏ, chi phí cao hơn vôi nông nghiệp. Nếu bạn trồng hoa, cây cảnh, rau sạch tại nhà thì có thể cân nhắc.
Bón Kali Cacbonat
Kali Cacbonat, đúng như tên gọi, bản chất là một muối Kali yếu, khi hòa trong nước sẽ có phản ứng sinh ra dung dịch kiềm. Vì vậy, Kali Cacbonat được ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp với công dụng làm tăng pH của đất chua.
Hiện nay, Kali Cacbonat đã có mặt trong nhiều loại phân bón cải tạo đất, cân bằng pH. Bà con chỉ cần mua và làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Do Kali Cacbonat tan nhanh, hiệu quả mau chóng nên có thể đưa trực tiếp vào hệ thống tưới.
Dùng tro bếp
Tro bếp đã được nhà nông sử dụng từ lâu đời như một loại phân bón hữu cơ có sẵn tại gia. Tro đốt củi, rơm rạ chứa rất nhiều khoáng chất như Kali, Canxi, Photpho, Sắt…Đặc biệt, tro bếp có một lượng lớn Nitơ – hợp chất cần thiết cho cây trồng.
Tro bếp là một cách làm tăng độ pH của đất vì nó có tính kiềm. Khi bón vào đất, tro làm thay đổi độ pH từ từ. Vì vậy, bà con sẽ bón định kỳ để cải tạo cấu trúc đất, giúp đất luôn màu mỡ, phì nhiêu, pH ổn định.
Có 2 cách để bón tro bếp:
- Bón trực tiếp trong quá trình làm đất, sau đó cày xới cẩn thận để tro hòa trộn và có thời gian phân hủy vào đất.
- Hòa với nước rồi tưới đất.
Với cả 2 cách trên, tuyệt đối không phun, tưới trực tiếp lên cây non vì có thể làm cây ngừng sinh trưởng, thậm chí là chết cây.
Nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ
Thảm thực vật dày, đa dạng loài sẽ chống xói mòn, hạn chế rửa trôi kiềm, giữ lại mùn và dinh dưỡng cho đất. Đất tơi xốp, màu mỡ chính là tiền đề để làm chậm lại quá trình acid hóa. Độ pH đất nhờ vậy sẽ tăng lên, không bị hạ xuống ngưỡng gây chua đất nữa.
Cách làm tăng độ pH của đất này mặc dù không cho kết quả ngay lập tức, nhưng về lâu dài lại là cách an toàn, có lợi cho cả môi trường lẫn cấu trúc đất.
Sử dụng Cải tạo đất Hoàng Ngưu Sơn để ổn định pH đất
Chế phẩm sinh học có chứa những chủng nấm men, xạ khuẩn có tác dụng cải tạo và giải độc cho đất, tăng cường mùn hữu cơ để đất luôn màu mỡ, thoáng khí, đủ dinh dưỡng nuôi cây.
Khi sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định pH đất, bà con cần tuân thủ thời gian, liều lượng và cách bón đúng như hướng dẫn sử dụng để cho hiệu quả cao nhất.
Thường trước khi xuống giống, bà con nên sử dụng bộ đôi Cải tạo đất Hoàng Ngưu Sơn để xử lý đất.
Bao gồm:
* Cách sử dụng như sau:
- Pha 500ml vi sinh + 200g khoáng 100 lít nước phun ướt đẫm mặt đất trước khi phay (cày). Ủ đất 7-10 ngày để vi sinh có thời gian hoạt động sau đó mới xuống giống.
- Trường hợp đất thoái hóa, chai cứng nặng thì liệu lượng như sau: Pha 1l vi sinh + 500g khoáng với 150 lít nước (áp dụng cho vườn/ ruộng 500m2)
Việc giảm thiểu phân vô cơ, thuốc BVTV trong canh tác và sử dụng chế phẩm sinh học thay thế không chỉ cải thiện tình trạng đất thoái hóa, chai cứng mà còn rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và người tiêu dùng.
Trên đây là các cách tăng độ pH đất bà con có thể áp dụng đơn giản tại nhà. Chúc bà con có mùa vụ bội thu, năng suất!