Bầu, bí khá dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc lại không quá phức tạp nhưng để có vườn cây xanh tốt, sai quả thì trước khi vào vụ mới, bà con cần chú trọng thực hiện các biện pháp cải tạo đất. Ở bài viết dưới đây, Hoàng Ngưu Sơn sẽ hướng dẫn bà con cách cải tạo đất bằng phương pháp sinh học an toàn và thân thiện môi trường.
Mục lục
Vì sao nên cải tạo đất bằng phương pháp sinh học cho bầu – bí?
Cải tạo đất bằng phương pháp sinh học là gì?
Đây là một trong những xu hướng cải tạo đất mới của nông nghiệp hiện đại.
Với cách thức này, chúng ta sẽ chỉ dùng những sản phẩm hữu cơ không độc hại để bổ sung độ phì, độ ẩm, khoáng đa – trung – vi lượng, mùn tự nhiên cho đất.
Phương pháp cải tạo đất sinh học không gây hại môi trường, không để lại tồn dư hóa học mà hiệu quả lại lâu dài.
Với quy trình cải tạo đất trồng bầu-bí nói riêng, phương pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm chi phí do các chế phẩm sinh học trên thị trường có mức giá hợp lý.
- Tận dụng được tàn dư vụ cũ để ủ phân hữu cơ nuôi đất.
- Dùng lợi khuẩn, nấm đối kháng để tiêu diệt nấm bệnh, hại khuẩn nên giữ được cân bằng hệ sinh thái đất.
3 lý do nên cải tạo đất cho bầu, bí bằng phương pháp sinh học
Thứ nhất, vôi bột là một trong những phương pháp cải tạo đất lâu đời được bà con sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, bón vôi nhiều có thể tiêu diệt luôn vi sinh vật có lợi trong đất, điều này gây mất cân bằng hệ sinh thái. Thay vào đó, cải tạo đất bằng phương pháp sinh học không những bổ sung thêm lợi khuẩn, khống chế hại khuẩn mà còn ổn định cấu trúc đất.
Thứ hai, bà con trồng bầu, bí canh tác liên tục khiến đất mất dần dinh dưỡng, suy kiệt. Sử dụng phương pháp sinh học để cải tạo đất giúp tái tạo mùn, làm đất tơi xốp và màu mỡ hơn.
Thứ ba, trong quá trình chăm sóc cây trồng, bà con bón nhiều phân hóa học làm đất chai cứng, thoái hóa, đồng thời xuất hiện nhiều nấm bệnh tồn đọng trong đất.
Phương pháp cải tạo đất sinh học sẽ cải thiện chất lượng đất, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, bảo vệ cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Kỹ thuật cải tạo đất bằng phương pháp sinh học để bầu – bí sai hoa, trĩu quả, ít sâu bệnh
Cải tạo đất bằng phương pháp sinh học cho cây bầu, bí (ảnh: Pixabay)
Cây thuộc họ bầu – bí ưa đất tơi xốp, dễ thoát nước, giàu mùn, độ pH từ 6 – 7, thường là đất thịt pha đất cát hoặc đất phù sa.
Cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên chính vụ thì thường rơi vào mùa thu cho đến mùa xuân năm sau đối với miền Bắc, còn khu vực miền nam bầu, bí thường được trồng vào mùa mưa tức là từ tháng 5 đến tháng 11.
Quy trình cải tạo đất bằng phương pháp sinh học cho cây bầu-bí như sau:
Xử lý tàn dư
Dọn dẹp khu vực trồng, phát quang cỏ dại, thu dọn xác thực vật còn lại trên mặt ruộng. Phần tàn dư này hoặc đem bỏ, hoặc giữ lại để xử lý bằng chế phẩm sinh học.
Nấm men và các chất có trong chế phẩm vi sinh vật sẽ phân hủy và biến đổi tàn dư thực vật thành phân hữu cơ để bón bổ sung cho đất.
Cải tạo đất
Hòa trộn và phun đều chế phẩm sinh học lên mặt đất trước khi phay, cày.
Sử dụng Em – vi sinh cải tạo đất Biomenca 1 và Khoáng chất cho đất Haxenca 1 với tỉ lệ như sau: 1L vi sinh + 500g khoáng pha với 150-200 lít nước (áp dụng cho 1 sào 500 m2). Bà con phun ướt đẫm mặt đất.
Sau khi phun xong, tạo thời gian cho đất nghỉ đủ từ 7-10 ngày rồi mới chuyển sang bước tiếp theo.
Tham khảo:
Em – Vi Sinh Cải Tạo Đất Biomenca 1
Làm đất và lên luống
Đợi đất nghỉ đủ thời gian, tiến hành cày lật đất, sau đó làm nhỏ cho đất tơi xốp và thoáng khí. Lên luống rộng khoảng 1,5-2m nếu bắc giàn cho cây leo.
Trong trường hợp không bắc giàn, làm luống cho bí bò rộng 4m, rãnh vét sâu 25 – 30 cm, rộng 30 – 40 cm, bố trí theo hướng nước chảy để tiện tháo nước, khi bí bắt đầu bò ngả thì phủ rơm rạ trên mặt luống cho bí bò lên trên.
Khi đã hoàn tất quy trình cải tạo đất, bà con có thể xuống giống bầu-bí bằng cách gieo hạt trực tiếp hoặc trồng cây con.
Trong thời gian cây sinh trưởng và phát triển, vẫn nên kết hợp tưới gốc bằng chế phẩm sinh học như EM vi sinh, khoáng chất cải tạo đất hoặc đạm cá để duy trì trạng thái đất tốt nhất.
Trên đây là phương pháp cải tạo đất sinh học cho cây thuộc họ bầu-bí bà con có thể áp dụng tại vườn.
Chúc bà con có mùa vụ bội thu, năng suất!