Cà chua là một giống cây trồng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có được một vụ mùa năng suất và chất lượng thì việc phòng trừ bệnh trên cây cà chua là một điều rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, trong bài viết này Hoàng Ngưu Sơn sẽ hướng dẫn cho bà con cách nhận biết và phòng trừ bệnh trên cây cà chua hiệu quả nhất.
Mục lục
Các loại bệnh trên cây cà chua thường gặp
Bệnh sương mai
Là một loại bệnh hại cây cà chua gây ra bởi nấm Phytopthora infestans (Mont.) de Bary, một loài nấm ký sinh chuyên tính.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh sương mai trên cà chua:
- Ở lá ban đầu thường xuất hiện ở mép chóp lá tạo thành vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng.
- Khi gây hại trên lá trong trường hợp nhẹ lá sẽ bị cháy và chuyển biến nặng khiến lá trở nên cháy khô.
- Ngoài ra, bệnh sương mai còn gây hại trên thân cây và trái để lại nhiều hậu quả nặng nề như: thân cành dễ gãy, héo lá, thối trái, trái rụng sớm, nám vỏ trái,…
- Bệnh gây hại nhiều khi tiết trời âm u có sương mù, độ ẩm không khí cao, mưa nắng xen kẽ và trên những vùng đất dễ úng, thoát nước kém.
Bệnh héo xanh hại cây cà chua
Loại bệnh này là do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, nhưng thường sẽ gây hại nặng nhất vào giai đoạn cây kết quả cho đến khi quả chín.
Khi cây mắc bệnh héo xanh thường là ở giai đoạn cây con, thì các triệu chứng xuất hiện khá rõ rệt:
- Ở giai đoạn cây con: toàn bộ lá héo rũ nhanh.
- Vào giai đoạn trưởng thành, thông thường lá ở phần ngọn sẽ héo rũ trước, sau đó lan dần về phía dưới làm lá tiếp tục héo và cụp xuống cho đến khi toàn bộ cây gãy gục và chết.
- Bệnh thường phát tán nhanh trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm ướt và trên những vùng thuộc phía chân ruộng.
Bệnh thán thư trên cây cà chua
Bệnh thán thư trên cây cà chua là một trong những bệnh phổ biến hình thành do tác động bởi nấm Colletotrichum phomoides, gây hại trong giai đoạn quả đang và đã chín.
Triệu chứng thường thấy của bệnh thán thư như sau:
- Hình thành các đốm bệnh hình tròn, úng nước hơi lõm xuống.
- Sau đó dần lan ra trở thành những vết bệnh có đường kính từ 0.2-0,5 mm, tâm có mày nâu đen và viền vết bệnh màu nâu xám. Các vết bệnh này có thể liên kết với nhau và làm cho quả bị thối hoặc gây mất thẩm mỹ cho quả.
- Khi gây hại trên các chồi non thường có hiện tượng thối ngọn, chồi bị hại có màu nâu đen.
- Trong giai đoạn nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến chết cây.
- Bệnh thường gây hại trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua
Tác nhân gây bệnh đốm vi khuẩn – một loại bệnh hại trên cây cà chua là vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Vesicatoria hoặc Pseudomonas syringae pv. tomato. Loại bệnh này gây hại từ giai đoạn cây còn nhỏ đến trưởng thành.
Bệnh thường thấy trên cả thân, lá và quả với các dấu hiệu như vết bệnh có màu đen nhạt, nhũn nước, bề mặt hơi lõm xuống.
Khi gây hại trên lá, vết bệnh thường có hiện tượng chuyển dần từ màu đen nhạt sang màu vàng hoặc đen. Tâm vết bệnh từ từ khô dần và rách đi.
Bệnh đốm vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.
Bệnh chết cây con
Nấm Rhizoctonia solani J.G. Kühn là nguyên nhân gây ra bệnh chết cây con ở cà chua, bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, có thể là trước hoặc sau khi cây con bắt đầu bén rễ và có 2 lá thật
Dấu hiệu thường thấy ở cây mắc bệnh:
- Sau khi nảy mầm, nấm để lại các vết bệnh màu nâu đậm hoặc hơi đen ở phần gốc sát mặt đất, phần thân non bị thắt lại khiến cây bị gãy gục và chết.
- Khi cây nhiễm bệnh còn gây ra hiện tượng chết đỉnh sinh trưởng hoặc ở giai đoạn cây đã trưởng thành mắc bệnh sẽ dẫn đến thối rễ hoặc thối gốc, gây thiệt hại nhiều cho bà con nông dân.
Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây cà chua hiệu quả
Biện pháp canh tác
Phòng trừ bệnh trên cây cà chua (ảnh: sưu tầm)
- Chọn giống cây tốt có khả năng kháng bệnh. Không sử dụng lại giống cây ở vườn bị bệnh.
- Thường xuyên thăm vườn, chủ động loại bỏ quả hoặc cây đang mắc bệnh để làm sạch và tránh lây lan cho cây khỏe mạnh.
- Không trồng quá dày và cần tỉa bỏ lá héo thường xuyên để tạo sự thông thoáng cho vườn.
- Lựa chọn vụ mùa có điều kiện thời tiết thích hợp cho việc hạn chế nấm bệnh hại trên cây cà chua và ưu tiên cải tạo đất trước mỗi mùa vụ.
- Không trồng liên tục nhiều vụ hoặc nhiều năm trên cùng một ruộng.
- Cân đối lượng phân bón đạm, lân và kali cho đồng ruộng.
- Lên liếp đất cao để tránh đọng nước khi mưa hoặc sau khi tưới.
- Phun chế phẩm trừ nấm vi sinh định kỳ để phòng bệnh khoảng từ 10 đến 15 ngày/lần.
Sử dụng chế phẩm trừ nấm vi sinh để phòng trừ từ sớm
Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 có thành phần chính là nấm đối kháng Trichoderma kết hợp với dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, thảo mộc.
Trừ nấm vi sinh tăng cường quản lý nấm hại; ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và phòng trừ các loại bệnh như: đạo ôn, sương mai, héo xanh, héo rũ, xì mủ,…
Cách sử dụng như sau:
- Phun phòng: Pha 100 – 120ml với 18 – 20 lít nước. Cứ 10 – 15 ngày phun phòng một lần kết hợp thêm bám dính
- Đặc trị (áp dụng khi cây mới nhiễm bệnh): 150 – 180ml pha với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 2 – 3 ngày.
Mua chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 ở đâu?
Bà con có thể mua Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 tại các cửa hàng phân phối của Hoàng Ngưu Sơn. Ngoài ra, trường hợp bà con không có thời gian ra ngoài, có thể đặt online qua các kênh sau nhé:
- Website: Hoàng Ngưu Sơn
- Facebook: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Shopee: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
- Lazada: Chế phẩm sinh học Hoàng Ngưu Sơn
Với những chia sẻ này, mong rằng bà con có thể nhận diện và có biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây cà chua hiệu quả nhất, nhằm có được một vụ mùa năng suất và chất lượng cao. Chúc bà con có vụ mùa bội thu, được giá.