Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi ngày càng gia tăng gây khó khăn trong canh tác cho bà con. Một khi cây bị bệnh thì không thể cứu chữa, cây dần trở nên còi cọc, kém phát triển và chết dần. Vậy làm sao để nhận biết và phòng trừ căn bệnh này? Dưới đây là bài viết Hoàng Ngưu Sơn đã tổng hợp, mời bà con đón đọc.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Bệnh vàng lá gân xanh hay còn gọi bệnh greening là do vi khuẩn Gram âm (Liberibacter asiaticum) sống trong mạch dẫn của cây, lây lan qua mắt ghép và do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là môi giới lây truyền bệnh.
Loại bệnh này gây hại nghiêm trọng cho cây trồng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất mùa vụ. Vì thế, bà con cần nhận biết để có phương hướng phòng trị kịp thời.
Dấu hiệu trên cành, lá
Trên lá nhiễm bệnh thường có những đốm vàng, ven gân lá có màu xanh lục, gân nổi, lá nhỏ.
Những cành lộc ngắn, lá rụng sớm, cành cây khô rồi dần dần chết hẳn.
Khi cây bị nặng, toàn bộ lá sẽ chuyển sang màu vàng nhưng gân lá vẫn giữ được màu xanh nên gọi là bệnh vàng lá gân xanh.
Dấu hiệu trên quả
Đối với những cây đang mắc bệnh sẽ có quả nhỏ, mẫu mã xấu, dị dạng, khi bổ tâm quả không cân đối.
Cây phát triển chậm, còi cọc, cành cây khô cứng không thể sinh trưởng để cho ra quả đạt chất lượng cao.
Trên bộ rễ cây
Vì bị nhiễm khuẩn nên rễ cây bị thối, đa phần là rễ tơ hỏng, thậm chí rễ chính cũng thối khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng và nước của cây trở nên khó khăn hơn.
Hầu hết các loại cây có múi đều có khả năng bị bệnh cao nhưng họ nhà cam, quýt thường bị nhiễm nặng hơn so với quất và các giống quýt chua.
Nguyên nhân gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Có nhiều nguyên nhân khiến cây bị vàng lá gân xanh, có thể kể đến như:
- Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi do vi khuẩn Candidatus Liberibacter spp tấn công, phá hoại hệ thống vận chuyển dinh dưỡng của cây.
- Vi khuẩn được lan truyền thông qua rầy chổng cánh hoặc qua quá trình bà con ghép cây. Chúng đi vào mạch phloem rồi chặn đứng dòng chảy dinh dưỡng của cây. Khi cây không nhận được dinh dưỡng sẽ chuyển sang màu vàng rồi chết dần (mạch phloem là một trong mạch chính vận chuyển chất lỏng và chất dinh dưỡng trong thân cây).
- Khi trong vườn có cây bị bệnh sẽ dễ dàng lây lan sang những cây khác.
- Bà con chăm sóc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi như: đất trũng, dễ ngập úng, mạch nước ngầm cao, cây sinh trưởng kém,…
Cẩm nang phòng bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi tại vườn
Bệnh vàng lá gân xanh rất khó trị. Vậy nên, bà con cần nhận biết sớm và triển khai ngay các biện pháp phòng bệnh nhanh chóng:
- Trước tiên, bà con cần lựa chọn giống khỏe, sạch bệnh. Không sử dụng giống tại các vườn cây có múi bị bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Loại bỏ những cây có mầm bệnh trong vườn. Bà con nên phun thuốc trừ rầy trước khi chặt bỏ những cây có triệu chứng bệnh để tránh lây lan sang những cây bệnh khác. Tham khảo Chế phẩm Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1
- Đối với những gốc ghép khỏe, cho ra nhiều đọt non thì bà con cần tỉa bớt để lại 2 – 3 chồi.
- Khử trùng, làm sạch các dụng cụ cắt tỉa trước khi chuyển từ cây này sang cây khác để tranh lây nhiễm.
- Nên trồng đan xen cây ổi với các loại cây có múi để xua đuổi rầy chống cánh.
- Nên trồng những cây cao xung quanh vườn để chắn, hạn chế sự xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi này qua nơi khác.
- Không nên trồng các loại cây như cây nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần vườn bởi đây là những loại cây hấp dẫn, thu hút côn trùng.
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thay vào đó, bà con có thể dùng các dòng phân hữu cơ vi sinh an toàn, vừa tăng sức đề kháng, giúp cây chống chịu thời tiết và hạn chế sâu bệnh tốt hơn, vừa phát triển cây đồng đều. Tham khảo ngay Đạm Cá của Hoàng Ngưu Sơn
Trên đây là cẩm nang phòng bệnh vàng lá gân xanh được rất nhiều bà con quan tâm. Hoàng Ngưu Sơn hy vọng với những thông tin hữu ích này có thể giúp bà con phòng ngừa bệnh hiệu quả, tăng chất lượng và sản lượng nông sản. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu, được giá.