Tự làm phân đạm cá tại nhà mặc dù tiết kiệm chi phí nhưng có thể gây nhiều mùi khó chịu cũng như không đảm bảo được chất lượng thành phẩm. Cách ủ đạm cá tại nhà như thế nào không hôi? Cần lưu ý những gì? Bón cho cây thế nào mới tốt nhất? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Mục lục
Hướng dẫn cách ủ đạm cá tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
1/ Nguyên liệu:
- 80 – 100kg cá. Có thể tận dụng các phụ phẩm từ cá như đầu, vây, đuôi, ruột cá, tuy nhiên tuyệt đối không dùng loại đã có dấu hiệu ươn thối.
- 500ml chế phẩm sinh học EM – Vi Sinh Biomenca 1 hỗ trợ ủ dịch đạm cá bằng vi sinh vật hữu cơ.
- 500g – 1kg mật rỉ đường hoặc đường phèn đen làm nguồn cung dinh dưỡng cho vi sinh vật phân giải đạm cá.
- 10kg vỏ đu đủ xanh, vỏ dứa nếu muốn rút ngắn thời gian ủ (không bắt buộc).
- Nước sạch hoặc nước máy đã để bay hơi clo ít nhất 3 ngày.
2/ Dụng cụ:
- Lưới lọc để lọc dịch đạm cá.
- Thùng chứa để ủ, nên chọn loại thùng lớn có nắp sẽ ủ được nhiều và đảm bảo vệ sinh hơn.
- Chai nhựa đựng đạm cá thành phẩm sau khi đã ủ xong.
Quy trình ủ đạm cá tại nhà
Dưới đây là cách ủ đạm cá với 4 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Pha 500ml chế phẩm Em – Vi Sinh Biomenca 1 với 50 lít nước tạo thành EM thứ cấp (EM2).
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu: cá, rỉ mật, đu đủ, dứa (nếu có) vào thùng chứa EM2.
- Bước 3: Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau. Nén cá thật chặt, không cho cá nổi lên mặt nước. Sau đó, phủ nilon đen lên và đậy kín miệng thùng.
- Bước 4: Ủ khoảng 10 ngày, mở thùng kiểm tra. Nếu thấy dung dịch đạm cá có mùi hôi, hòa chế phẩm vi sinh với nước và đổ thêm vào để khử bớt mùi. Nếu tình trạng ủ tốt, chỉ cần thêm 15-20L nước sao cho ngập cá. Đảo đều và tiếp tục ủ thêm từ 20-25 ngày nữa.
- Bước 5: Kết thúc khoảng 30 ngày ủ là đạm cá đã có thể sử dụng được. Dùng rây lọc sạch bã cá, giữ lại phần dung dịch bảo quản trong chai kín để dùng dần. Nếu tăng thời gian ủ lên 60 ngày, bã cá gần như sẽ tan rã hoàn toàn. Phần bã còn dư có thể đem ủ tiếp hoặc bón gốc trực tiếp cho cây lâu niên rất tốt.
Lưu ý khi ủ đạm cá
Cách ủ đạm cá trên đây tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng nếu không cẩn thận có thể cho ra thành phẩm hỏng, tốn công và chi phí. Vì vậy, bà con cần lưu ý như sau:
- Nên ưu tiên chọn cá nước ngọt vì sẽ không có lượng muối tồn dư ảnh hưởng đến thành phẩm dịch đạm cá và gây kéo dài thời gian ủ. Nếu bắt buộc dùng cá nước mặn làm đạm cá, phải rửa kỹ nhiều lần để loại bỏ muối.
- Thùng ủ phải có dung tích lớn hơn ít nhất 1,5 lần lượng cá đem ủ vì quá trình phân giải sẽ sinh ra nhiều khí. Vài ngày nên mở thùng 1 lần cho khí này thoát bớt ra, hoặc đục những lỗ nhỏ trên thùng cho khí tự thoát.
- Luôn đậy thùng cẩn thận để tránh ruồi, nhặng sinh dòi trong dung dịch ủ. Có thể cho thêm lá thuốc chống dòi vào ủ cùng.
- Đạm cá thành phẩm đạt là khi không còn mùi khó chịu, thịt cá phân rã hoàn toàn, mùi dung dịch hơi giống mắm nêm hoặc mắm ruốc.
Tại sao nên ủ đạm cá tại nhà bằng chế phẩm sinh học?
Cách ủ đạm cá tại nhà bằng chế phẩm sinh học hiện nay rất được nhà nông ưa chuộng bởi những ưu điểm sau:
- Kỹ thuật ủ đạm cá đơn giản, không đòi hỏi nhiều chi phí hay máy móc phức tạp.
- Thời gian phân hủy đạm cá nhanh, không gây mùi hôi tại nơi ủ, môi trường sống xung quanh.
- Hoàn toàn thân thiện với sức khỏe người thực hiện vì chỉ dùng vi sinh vật có lợi, các nguyên liệu tự nhiên có sẵn.
- Cho ra thành phẩm dịch đạm cá hữu cơ an toàn, chất lượng, cung cấp nhiều dưỡng chất và các acid amin thiết yếu cho cây trồng.
Tham khảo chế phẩm sinh học ủ cá tại đây: Em – Vi Sinh Biomenca1
Cách bón dịch đạm cá cho từng loại cây
Đạm cá có thể phun/ tưới cho nhiều loại cây (ảnh: sưu tầm)
Dịch đạm cá có thể dùng để phun lá hoặc tưới gốc.
Bà con có thể phun/ tưới cho cây từ khi bén rễ (được 2 lá thật) đến khi thu hoạch, không phun/ tưới khi cây ra hoa.
Sử dụng đạm cá khi trời mát hoặc sau khi mưa, nhiệt độ dao động từ 15 -25 độ C sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Với mỗi loại cây trồng sẽ có cách phun/ tưới khác nhau phù hợp với chế độ dinh dưỡng của từng loại cây đó.
Với cây thời vụ ngắn ngày, rau màu
- Pha loãng 1L dung dịch đạm cá với 200-250L nước sạch, sau đó phun, xịt đều lên toàn bộ cây.
- Chu kỳ: 7-10 ngày.
Với cây ăn quả, cây công nghiệp,…
- Pha loãng 1L dung dịch đạm cá với 200-250L nước sạch, phun trực tiếp lên lá hoặc tưới gốc. Trung bình 5-7 lít/ cây (tùy từng loại cây).
- Chu kỳ: 15-20 ngày.
Trong trường hợp cây có dấu hiệu nấm bệnh như xì mủ, vàng lá, héo đọt…thì bà con cần xử lý sớm, sau đó có thể dùng đạm cá để phục hồi cho cây.
Nếu bà con không có thời gian tự làm phân đạm cá tại nhà hoặc sợ mùi hôi tanh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, có thể tham khảo ngay dòng đạm cá vi sinh của Hoàng Ngưu Sơn, đây được xem là dòng phân cá hữu cơ tốt nhất hiện nay. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp cây lớn nhanh, xanh lá, tăng đề kháng và tăng chất lượng nông sản mà còn bổ sung hàm lượng vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải chất hữu cơ khó tan, giúp cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, hơn nữa, còn góp phần cải tạo đất, làm đất tơi xốp, màu mỡ hơn.
Bên cạnh đó, Hoàng Ngưu Sơn luôn khắt khe trong khâu lựa chọn nguyên liệu sản xuất, tất cả sản phẩm đầu ra phải đảm bảo tiêu chí: An Toàn – Chất Lượng – Hiệu Quả. Kết quả thử nghiệm từ VINACERT, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định hàng đầu Việt Nam khẳng định thành phần không chứa các chất gây độc hại như Cadimi(Cd), Asen (As), Chì (Pb), Thủy Ngân (Hg),…. nên bà con an tâm khi sử dụng.
Tham khảo: Đạm Cá – dinh dưỡng chăm cây toàn diện
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những kiến thức quan trọng nhất về cách ủ đạm cá nhằm giúp bà con tối ưu tài chính và thời gian, hướng tới những vụ mùa bội thu, an toàn. Chúc bà con thành công.