Chất lượng đất quyết định năng suất mùa vụ. Nếu đất tơi xốp, phì nhiêu thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, trường hợp đất khô cứng, nghèo dinh dưỡng khiến cây chậm lớn, dễ bị sâu bệnh tấn công dẫn đến sản lượng giảm, thất thu. Vậy hãy cùng Hoàng Ngưu Sơn tìm hiểu sâu hơn một số cách cải tạo đất khô cằn vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả nhanh chóng dưới đây.

Cách cải tạo đất khô cằn bằng canh tác 

cách cải tạo đất khô cứngĐất khô cằn, nghèo dinh dưỡng làm giảm năng suất mùa vụ (ảnh: Sưu tầm)

Cách cải tạo đất khô cứng bằng canh tác thường đi theo quy trình 3 bước chính:

Đầu tiên, tiến hành phơi khô, đập nhỏ đất. Trong nông nghiệp truyền thống, việc này tương tự với phơi ải đất. Mục đích là để giảm nghẹt đất, đưa thêm oxy giúp đất thông thoáng hơn.

Sau khi làm đất, bà con ủ đất với các loại phân bón hoặc bổ sung vi sinh vật cho đất. Vì đất khô cằn vốn không còn dinh dưỡng nên cách này sẽ giúp gia tăng lượng mùn, độ ẩm, các khoáng chất cần thiết.

Cuối cùng, trước khi trồng vụ mới, cày xới thật kỹ lại đất để tạo kết cấu tơi xốp, đưa lớp sỏi đá trên bề mặt xuống phía dưới. Kết quả là đất sẽ thoát nước tốt hơn cũng như hỗ trợ rễ cây phát triển nhanh, khỏe mạnh.

Ngoài ra, với các vùng hạn, bà con cần cải thiện lại hệ thống tưới tiêu, mương máng, bổ sung máy bơm để cung cấp đủ nước cho đất trồng. Cùng với đó, tăng thêm độ che phủ bằng các loại cây, cỏ phù hợp để tránh nhiệt độ cao làm thoát bớt độ ẩm của đất.

Cải tạo đất khô cứng bằng vôi bột

bón vôi cho đấtBón vôi cho đất (ảnh: sưu tầm)

Bón vôi bột là phương pháp xử lý đất cực kỳ quen thuộc với nhà nông, cũng được áp dụng luôn như một cách cải tạo đất khô cứng. Bà con thường dùng 1 trong 4 loại vôi sau:

Khi bón vôi bột, bà con cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc, bao gồm: đủ lượng, đúng thời điểm, đúng cách, đúng loại. Nếu bón quá nhiều, vôi bột phản ứng mạnh trong đất sẽ triệt tiêu toàn bộ hệ vi sinh vật tự nhiên gây mất cân bằng sinh thái.

Sử dụng các phân hữu cơ

biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quảSử dụng phân hữu cơ (ảnh: sưu tầm)

Đất khô cằn thường thiếu trầm trọng dinh dưỡng, độ mùn thấp. Bà con có thể sử dụng các loại phân hữu cơ để cải tạo loại đất này. 

Phân hữu cơ thường chia làm hai loại:

Khi sử dụng phân truyền thống để cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, bà con chú ý phải ủ chín, hoại mục vì trong phân tươi còn tồn dư chất độc, vi khuẩn và các nấm bệnh gây hại cho cây.

Bổ sung chế phẩm sinh học cải tạo đất

Chế phẩm sinh học là sản phẩm ra đời nhờ công nghệ tiên tiến, một đột phá của nông nghiệp những năm gần đây. Cách cải tạo đất khô cằn để trồng rau và các loại cây khác bằng chế phẩm sinh học hữu cơ mang lại những ưu điểm vượt trội như:

Nguyên tắc hoạt động chính của các chế phẩm này là cung cấp nhiều chủng vi sinh vật có lợi cho đất, kèm theo các khoáng chất hữu cơ kích thích vi sinh vật hoạt động. Ngoài ra, một số chế phẩm còn bổ sung thêm acid amin, vitamin, nấm men tạo độ ẩm, độ tơi xốp cho đất.

Nếu bà con cần gợi ý một số chế phẩm sinh học hiệu quả được tin dùng, tham khảo các sản phẩm sau:

Trong trường hợp đất sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, lạm dụng phân bón hóa học dẫn đến khô cằn, chai cứng, bộ  giải pháp cải tạo đất Hoàng Ngưu Sơn hỗ trợ giải độc đất, nâng cấp thành phần dinh dưỡng, tăng độ phì nhiêu, cân bằng hệ sinh thái đất với đa dạng lợi khuẩn.

Với đất canh tác lâu ngày không được cải tạo, bộ đôi sản phẩm bổ sung khoáng vi lượng, làm cấu trúc đất tơi xốp thoáng khí, ngăn ngừa bệnh hại, bảo vệ bộ rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Trên đây là những cách cải tạo đất khô cằn để trồng rau, dưa, bầu, bí, …với các hướng dẫn và gợi ý cụ thể để bà con áp dụng ngay tại vườn của mình. Hi vọng những thông tin này bổ ích này giúp bà con có mảnh đất màu mỡ, tươi tốt và nhiều dưỡng chất.